Gray Market- Thị Trường Piano Nhật Bản

25/03/2017 3964

Thị trường piano cũ Nhật Bản thời gian gần đây có những biến chuyển. Sự gia tăng nhu cầu mua piano cũ, và piano điện kéo theo chỉ số tăng  trưởng piano cơ chững lại.

Qua bài viết này Việt Thương sẽ tổng hợp và phân tích những mặt trái của thị trường piano Nhật Bản.

"Gray-Market" Piano Nhật Bản

Một trong những yếu tố khiến các nhà sản xuất và đại lý đàn piano mới đau đầu chính là thị trường đàn đã qua sử dụng. Doanh số của các dòng nhạc cụ đã qua sử dụng thường chiếm phần lớn lợi nhuận so với những nhạc cụ mới. Piano cơ cũ có tuổi thọ khá dài (có thể kéo dài hàng thập kỷ), điều này có lợi cho khách hàng nhưng lại đem đến nhiều thử thách cho nhà sản xuất và kinh doanh đàn piano.

Thị trường Piano cơ cũ tại Nhật Bản:

Tại Nhật Bản, thời gian gần đây có một số lượng lớn đàn piano đã qua sử dụng được cung cấp ra thị trường. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng, tình hình kinh tế, như:

+ Do dân số Nhật Bản đang già đi, khi những đứa con trưởng thành và dọn ra sống riêng thì các bậc phụ huynh thường bán những chiếc đàn piano để căn nhà thêm rộng rãi.

+ Bắt đầu từ cuối những năm 1990, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính ở châu Á cùng cuộc suy thoái kinh tế tại Nhật Bản đã khiến nhu cầu chi tiêu của người dân sụt giảm nghiêm trọng. Và theo đó, nhu cầu sở hữu một cây đàn piano cũng giảm theo.

+ Trước đó, vào giữa những năm 1980, thị trường piano Nhật Bản đã có dấu hiệu bão hòa. Các nhà sản xuất nhận thức được mối đe dọa của việc cung nhiều hơn cầu đã chủ động giảm sản lượng nhưng có lẽ điều này vẫn chưa đủ.

+ Trước đây, người Nhật có văn quá không mua những đồ dùng đã qua sử dụng bao gồm cả đàn piano. Mỗi gia đình sẽ chỉ mua một chiếc đàn piano nên họ sẽ chọn một chiếc chất lượng tốt. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các gia đình Nhật đã có một số thay đổi trong sự lựa chọn khi họ mua những chiếc piano kỹ thuật số hoặc piano cơ đã qua sử dụng trước và sau đó xem xét có nên đầu tư mua chiếc đàn mới và chuyên nghiệp hơn không qua quá trình các con học chơi đàn.

Những nghịch lý trong thị trường Piano cũ tại Nhật

+ Người Nhật chuộng piano cũ từ Mỹ. Người Nhật phần lớn từ chối mua những cây piano second của Nhật Bản, họ đặt nhiều niềm tin hơn ở những cây piano cơ cũ nhập về từ Âu Châu. Hiện nay, nhu cầu mua những chiếc đàn piano Steinway (một thương hiệu của Mỹ) tăng cao tại Nhật Bản. Rất nhiều nhà kinh doanh đã mua piano cũ của hãng Steinway tại Mỹ và nhập khẩu về Nhật Bản, giá bán ra gấp 2 hoặc 3 lần (thậm chí nhiều hơn thế) mức giá sản phẩm.)

Piano Steinway Mỹ

+ Trong khi đó, những người Mỹ lại chuộng piano đã qua sử dụng từ Nhật: Những chủ sở hữu piano tại Nhật Bản (bao gồm cả cá nhân và các tổ chức) thường được khuyến khích bán những chiếc đàn cũ và mua những chiếc đàn mới mặc dù nhiều chiếc đàn cũ vẫn còn sử dụng rất tốt. Tại Nhật Bản, cây đàn piano là một tài sản quý giá, người Nhật chăm sóc, bảo dưỡng đàn rất kỹ lưỡng và thường xuyên. Những khách hàng tại Mỹ hầu như rất ngạc nhiên trước những cây đàn piano Nhật từ 10 đến 30 năm tuổi, nhưng điều kiện hoạt động và lớp sơn vẫn như mới.

Giá các dòng piano của Nhật Bản tại Mỹ khá cao và vẫn có rất nhiều người Mỹ muốn sở hữu những dòng piano Nhật cùng loại nhưng có giá thấp hơn. Đồng thời, nhu cầu mua những chiếc piano Nhật đã qua sử dụng tại Nhật không cao cho dù chất lượng vẫn còn rất hoàn hảo. Nắm được xu thế thị trường, nhiều nhà kinh doanh tại Nhật Bản đã thu mua những chiếc piano cũ và vận chuyển sang Mỹ bằng những chuyến container (nhiều nhất là các dòng piano của Yamaha, Kawai cùng một số thương hiệu khác tại Nhật). Các khách hàng tại Mỹ hầu như rất hài lòng về dòng sản phẩm này, hoàn hảo như những chiếc piano Yamaha hoặc Kawai mới nhưng giá cả tốt hơn nhiều.

Piano Kawai Nhật Bản

Tất nhiên, không phải tất cả những chiếc piano cũ đều còn hoàn hảo, những nhà kinh doanh thường sẽ phân loại những chiếc đàn để khách hàng dễ nắm bắt.

 

Phân loại Piano second Nhật Bản

A và A- là những mẫu đàn còn mới và còn rất tốt, đôi khi chỉ có một vài vết xước nhỏ ở những vị trí khá kín đáo.

B+ và B là những mẫu đàn có một vài khuyết điểm nhỏ, thường có một vài vết xước trên thùng đàn.

B-, C+ và C là những mẫu đàn cần sửa chữa một chút trước khi sử dụng.

Đa phần người ta kinh doanh các mẫu piano loại A và B. Yamaha và Kawai là hai hãng nhạc cụ lớn tại Nhật nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thương hiệu khác. Một số thương hiệu đàn được sản xuất bởi Yamaha như Miki, Eterna và Kaiser; thương hiệu piano sản xuất bởi Kawai là Diapason. Ngoài ra, tại Nhật còn có những hãng piano là Tokai, Toyo và Atlas.

Việc tiêu thụ đàn piano cũ giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề thặng dư đàn tại Nhật Bản. Tuy nhiên, việc này cũng gây ra một số vấn đề cho hãng Kawai và Yamaha, đặc biệt là những đại lý của họ tại Mỹ khi phải cạnh tranh với những bên kinh doanh đàn piano Nhật đã qua sử dụng.

Những dòng piano này được gọi là piano thị trường xám Gray market - thị trường tự do nơi mua bán những chiếc đàn piano trao tay, kinh doanh hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất.

Có thể thấy những nhà kinh doanh đã làm công việc phân loại những chiếc đàn rất tốt trước khi chuyển chúng đến Mỹ. Họ thường cho phép các đại lý đổi đàn nếu không hài lòng. Sau khi kiểm tra đàn, các đại lý có thể xác định thời gian bảo hành cho khách từ 2 đến 5 năm.

Một điều cần chú ý là về vấn đề khí hậu. Trong khi các hãng sản xuất Piano đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với loại khí hậu ẩm quanh năm tại Nhật thì khi được nhập qua Mỹ đàn lại phải tiếp xúc với loại khí hậu khô. Chính vì việc khác biệt về môi trường khí hậu mà những chiếc đàn gray market này dễ bị lỗi kỹ thuật và phải sửa chữa.

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.