Studio Microphone

SE ELECTRONICS SE X1 A
2,100,000đ2,740,000đ
Một chiếc micro thu âm phá vỡ mọi rào cản giữa giá thành và hiệu suất
RODE NT1 Gen5
6,700,000đ7,299,000đ
Tascam TM-70
Liên hệ
Tascam TM-70 là microphone dành cho Podcasting, thu âm thanh phát trực tiếp, được thiết kế dành ri
sE 2200
5,600,000đ7,040,000đ
Microphone Type: Condenser Polar Pattern: Cardioid Diaphragm Size: 1" (25.4mm)
Tascam TM-82
Liên hệ
TASCAM TM-82 dùng để thu giọng hát và nhạc cụ với chất lượng cao, có thể phục vụ tốt từ ca hát gia
RODE Procaster
5,670,000đ
RODE PROCASTER LÀ MỘT MICROPHONE DYNAMIC CHUYÊN DỤNG LĨNH VỰC PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH Nhãn hiệu Úc, Xuất xứ Úc, Bảo hành chính hãng 1 năm
RODE NT5
4,000,000đ5,280,000đ
Được thiết kế với hướng thu cardioid, Rode NT5 được trang bị nhằm cung cấp tốt nhất chất lượng thu âm nhạc cụ, đặc biệt là guitar thùng.  Loại Mic: Ngưng tụ 
RODE NT1 Kit
7,380,000đ
RODE luôn thay đổi và cập nhật công nghệ mới nhất trong sản phẩm, NT1 Kit là một trong những số đó nhưng vẫn mang đến một nét truy
RODE Videomic Pro Rycote
3,300,000đ5,880,000đ
RODE VIDEOMIC PRO RYCOTE

Micro thu âm (hay micro phòng thu, tiếng Anh: studio microphone) là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong phòng thu, phòng karaoke hay biểu diễn trên sân khấu. Micro thu âm có vai trò thu lại âm thanh của giọng nói, giọng hát, nhạc cụ, âm thanh trên sân khấu hoặc ngoài trời, đồng thời loại bỏ các tạp âm, chống nhiễu, méo tiếng, đảm bảo chất lượng âm thanh luôn trung thực nhất. Vì vậy, một chiếc micro thu âm tốt luôn là yêu cầu tối thiểu trong các phòng thu hay trong các buổi biểu diễn.

Các loại micro thu âm

Hiện nay, có rất nhiều loại micro thu âm khác nhau, mỗi loại micro đều có những đặc điểm riêng, phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong đó, 3 loại micro phổ biến nhất là Dyamic, Condenser và Ribbon. 

Micro Dynamic (Micro điện động)

Đây là micro thu âm có giá thành khá rẻ nhưng lại rất bền khi xảy ra va chạm hoặc khi thu âm thanh có áp suất cao. Loại micro này có thể trợ âm rất tốt, thu được các âm lượng rất lớn (SPL cao), phù hợp khi sử dụng trên sân khấu hoặc trong phòng karaoke, sử dụng để khi thu âm trống, amply guitar và đôi khi là những giọng ca rock/metal.. Đồng thời cũng thường được sử dụng trong các phòng thu để thu âm thanh của các nhạc cụ có âm thanh ở tần số thấp như trống, guitar bass,... Nhược điểm của loại micro này là không thu tốt âm thanh ở khoảng cách xa và hay bị mất tiếng bass.

Micro điện động nhận tín hiệu bằng cách sử dụng một từ trường và cuộn dây âm thanh. Đặc tính âm thanh của micro động thường được gọi cho là “có dạng hình hộp”, do thiếu đi các tần số thấp hơn và cao hơn.

Nhược điểm của micro dynamic là không nhạy so với micro condenser và thu được một dải tần hẹp hơn, không giống như micro condenser. Trong khi điều này có vẻ như là một bất lợi, micro dynamic trở nên lý tưởng hơn so với micro condenser cho một số tình huống thu âm nhất định.

Micro Condenser (Micro điện dung)

Đây là micro thu âm có độ nhạy và chính xác cao so với Micro Dynamic, có thể thu được âm thanh ở khoảng cách xa mà không bị mất tiếng bass, thậm chí có thể nhận âm thanh vo vo của đĩa cứng máy tính trong phòng của bạn nếu bạn thu âm trong cùng một phòng.

So với micro Dynamic thì Micro Condenser xuất hiện phổ biến trong các phòng thu hơn, có thể thu tốt âm thanh của giọng hát, các loại nhạc cụ có âm thanh ở tần số cao như guitar, piano. đây là lý do tại sao giọng hát và giọng nói thường được thu lại bằng cách sử dụng micro condenser để có được âm thanh phong phú đó.

Nhược điểm của loại micro này là giá thành cao hơn Nicro Dynamic nhưng lại kém bền hơn, khi sử dụng cần cung cấp nguồn Phantom 48V. 

Micro Ribbon

Đây là loại micro thu âm sở hữu những ưu điểm của 2 loại micro trên: chịu được áp lực âm thanh cao giống micro Dynamic, thu âm tốt với âm thanh tần số cao như micro condenser và có thể thu âm theo 2 chiều. Do đó, loại micro này thường có giá khá cao.

Những chiếc micro ribbon trở nên rất phổ biến trong những năm 1950, nhưng đã mất đi sự phổ biến của chúng vào tay những chiếc micro condenser. Micro ribbon đắt tiền và dễ vỡ, không thể chịu được các mức áp suất âm thanh quá cao.

Tuy nhiên, loại micro thu âm này vẫn được tìm kiếm bởi những người đam mê và các nhà sản xuất âm nhạc cổ điển, những người khao khát các đặc tính âm thanh mượt mà của micro ribbon.

Ngoài ra, cũng có 1 số loại micro khác ít phổ biến hơn, được thiết kế đặc trưng để phục vụ các nhu cầu khác nhau như:

  • Micro Bút chì (Micro Condenser màng nhỏ) được sử dụng để thu âm các loại nhạc cụ có nhiều âm thanh ở tần số cao
  • Micro Bass được sử dụng để thu âm thanh của nhạc cụ có dải tần thấp
  • Micro Shotgun được sử dụng để thu âm thanh ngoài trời
  • Micro Boundary được sử dụng để thu âm trong các phòng hội nghị

Giá micro thu âm 

Micro thu âm có giá dao động từ khoảng hơn 1 triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào loại micro, độ nhạy, dải tần đáp ứng, SPL và nhiều thông số kỹ thuật khác. Thông thường, các loại Micro Dynamic sẽ có giá rẻ nhất, khoảng dưới 5 triệu đồng, Micro Condenser sẽ có giá khoảng từ trên 5 triệu đồng, trong khi giá Micro Ribbon thường khoảng vài chục triệu đồng. 

Việt Thương Music chuyên phân phối các loại micro thu âm chuyên dụng, chất lượng cao, giá thành hợp lý, được nhập khẩu chính hãng từ nhiều thương hiệu hàng đầu trên thế giới như Rode, sE, Audix, Sennheiser,... cùng chế độ bảo hành theo quy định của hãng. Nếu có nhu cầu tìm mua micro thu âm hay các thiết bị phòng thu khác, xin vui lòng liên hệ Việt Thương để được tư vấn cụ thể và báo giá chính xác nhé.

 

Chi nhánh Việt Thương Music

TP HỒ CHÍ MINH

  • Chi nhánh: 369 Điện Biên Phủ, P. 4, Q.3, TPHCM
  • Hotline: (028) 3839 6368

HÀ NỘI

  • Chi nhánh: 46 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội 
  • Hotline: 024.7300.3333

ĐÀ NẴNG

  • Chi nhánh: 344 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hotline: (023) 6365 4227
Xem thêm
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.