Ngoài Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới với những dòng piano sản xuất tại Nhật như Yamaha, Kawai,… thì Piano Trung Quốc những năm gần đây cũng rất phát triển.
Đàn piano châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc sỡ hữu nhiều ưu điểm trên thị trường piano thế giới. Đa số các dòng piano châu Á có giá rẻ hơn nhưng chất lượng gần như tương đương với các dòng piano Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do chi phí thuê nhân công tại châu Á thường rẻ, nguồn nhân lực năng động hơn và tầm nhìn chiến lược của các nhà sản xuất tại đây. (Các hãng sản xuất tại Hoa Kỳ từng gặp rất nhiều vấn đề về quản lý, nhân công, tầm nhìn và từ đó giúp thị trường piano châu Á càng được mở rộng).
Gần đây sự phát triển của công nghệ chế tạo, lắp ráp, gia công đàn piano Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến thị trường piano thế giới. Một số hãng piano trên thế giới có nhà máy tại Trung Quốc có thể kể ra như Saganhaft, Brentwood, Pearl River, Strauss, Steigerman, Maddison, Taishan, Heintzman, Perzina, Brodmann, Hailun, Ritmuller, Henry F. Miller, Essex, và Niemeyer... Thậm chí một số hãng như Baldwin (Kranich và Bach), Young Chang (Hàn Quốc), Story & Clark, George Steck và Fandrich (Hoa Kỳ) đã có cung cấp các dòng piano giá tốt sản xuất tại Trung Quốc. Hãng Young Chang gần đây đã cho xây dựng một nhà máy lớn tại Thiên Tân. Nhiều người lựa chọn piano Trung Quốc thay cho piano Hàn Quốc vì giá cả phải chăng hơn. Piano Trung Quốc đã có bước tiến dài. Hãng Pearl River hiện là một trong những hãng đàn lớn nhất thế giới.
Những chiếc piano đầu tiên của Trung Quốc khá thô nên giá tương đối thấp. Trải qua quá trình không ngừng chạy đua cải tiến về chất lượng so với những dòng piano Đông Âu. Hầu hết các dòng piano Trung Quốc xuất khẩu đến Hoa Kỳ là những dòng Vertical ngắn, giá rẻ, có chiều cao từ 104 cm đến 111 cm. Những năm gần đây, piano Trung quốc đã được cải thiện rất nhiều bởi sự đầu tư của các hãng sản xuất đàn nước ngoài, các chính sách chính phủ và nguồn nhân lực có nhiệt huyết. Nhiều nhà sản xuất đàn piano ở Trung Quốc có tên đặt theo tên tỉnh thành. Ví dụ như hãng Thượng Hải (hãng nhạc cụ lâu đời nhất ở Thuông Hải, Trung Quốc), hãng Quảng Châu ở Quảng Châu (nhà sản xuất của dòng piano Pearl River, một trong những dòng xuất khẩu đến Hoa Kỳ đầu tiên), hãng Yên Đài ở Yên Đài. Bên cạnh đó có những hãng nước ngoài đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc như hãng Young Chang có nhà máy tại Thiên Tân. (Dường như hãng Young Chang kinh doanh thuận lợi hơn với những chiếc piano sản xuất tại Trung Quốc). Piano Trung Quốc hiện được kinh doanh rất nhiều tại Mỹ, nhiều nhãn hiệu khác nhau với nhiều kích cỡ từ 106 cm đến 132 cm (dòng Vertical) và 134 cm (dòng Grand).
Đàn piano châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc sỡ hữu nhiều ưu điểm trên thị trường piano thế giới. Đa số các dòng piano châu Á có giá rẻ hơn nhưng chất lượng gần như tương đương với các dòng piano Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do chi phí thuê nhân công tại châu Á thường rẻ, nguồn nhân lực năng động hơn và tầm nhìn chiến lược của các nhà sản xuất tại đây. (Các hãng sản xuất tại Hoa Kỳ từng gặp rất nhiều vấn đề về quản lý, nhân công, tầm nhìn và từ đó giúp thị trường piano châu Á càng được mở rộng).
Lưu ý: Có nhiều sự khác nhau giữa chất lượng âm thanh và độ nhạy giữa các dòng piano Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đồng thời cũng có sự khác nhau giữa công nghệ sản xuất piano của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên khi so sánh với các mẫu đàn piano sản xuất tại Mỹ thì các mẫu đàn sản xuất tại Châu Á có nhiều điểm tương đồng. Nhóm piano châu Á có điểm tương đồng đầu tiên là về giá cả với mức giá rẻ hơn piano của Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn có điểm chung về chất liệu chế tạo đàn (cụ thể là gỗ). Các loại đàn châu Á thường có âm thanh khá tương đồng là do chất liệu gỗ cùng khu vực khí hậu tạo nên. Một ngoại lệ có thể kể ra là dòng Grand cao cấp của Nhật Bản được sản xuất và chế tạo theo công nghệ của Hoa Kỳ, thậm chí chất liệu gỗ cũng giống những hãng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không vì lý do này mà nó mất đi những nét đặc trưng vốn có của dòng đàn châu Á.
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, nhiều hãng piano châu Á đã đến Hoa Kỳ để tìm hiểu kỹ thuật chế tạo piano tại đây (Một ví dụ có thể kể ra là hãng Yamaha của Nhật Bản, hãng này cũng có đề cập trong một số quảng cáo của họ). Đồng thời, những hãng piano châu Á cũng học hỏi công nghệ sản xuất tại châu Âu như Đức. Các hãng piano Hàn Quốc đã học hỏi được nhiều công nghệ của Nhật Bản và rất nhiều các nước khác. Có thể thấy piano châu Á tổng hợp các cách chế tạo đàn piano khác nhau từ Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bên cạnh việc tiếp thu những cái hay của các hãng nước ngoài, các nhà sản xuất piano của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng rất khéo léo trong việc lồng vào sản phẩm nét văn hóa đặc trưng của quốc gia mình. Thật tuyệt vời khi có thể đem bản sắc văn hóa dân tộc vào các nhạc cụ.
Trước đây, người ta thường lựa chọn giữa cây đàn piano sản xuất tại Mỹ với kích thước nhỏ và cây đàn piano sản xuất tại châu Á với kích thước lớn hơn nhưng cùng một mức giá. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của các dòng piano châu Á thì các hãng piano của Hoa Kỳ cần nỗ lực hơn rất nhiều để đạt được sức cạnh tranh như ngày xưa. Với thị trường ngày càng khốc liệt, các hãng sản xuất tại Hoa Kỳ đã sản xuất nhiều dòng piano có giá cạnh tranh với piano Châu Á.
Các nghệ sĩ piano chuyên nghiệp đánh giá rất cao các dòng piano Nhật Bản về độ nhạy, âm thanh và thiết kế mặc dù đôi khi những dòng này vẫn chưa đáp ứng hết các yêu cầu của những người chơi khó tính như về chất lượng cao và độ bền (được nhiều người cho là không bằng các dòng của Hoa Kỳ). Do sự khan hiếm nguyên liệu trong nước và thường phải nhập khẩu các loại gỗ với giá cao, các hãng sản xuất piano tại Nhật Bản và nhiều nước châu Á thường lựa chọn các loại gỗ mềm, chi phí ít hoặc các loại gỗ nhiệt đới. Việc sử dụng những chất liệu trên khiến nhiều người đánh giá không cao về âm thanh và tuổi thọ của đàn. Tuy vậy, nhiều nghệ sỹ piano cũng vẫn chấp nhận mua những cây đàn piano châu Á với các chất liệu mới, giai điệu có ảnh hưởng đôi chút nhưng bù lại giá đầu tư khá mềm và độ nhạy của bàn phím vẫn tốt.
Gần đây, nhiều hãng sản xuất piano tại châu Á đã mua gỗ tại Hoa Kỳ và các nước khác để duy trì nguồn nguyên liệu chế tạo đàn.
Chất lượng phím và hệ truyền động là một trong những nguyên nhân mà nhiều nghệ sỹ piano ưa chuộng dòng piano Nhật Bản hơn dòng piano Hoa Kỳ. Độ nhạy cao là điều mà các hãng sản xuất tại Nhật Bản chú ý trong quá trình chế tạo đàn hơn những hãng Hoa kỳ. Sự tương đồng giữa các dòng piano Nhật Bản là bộ máy đàn tốt và độ nhạy được đánh giá cao hơn mặc dù chất lượng âm thanh không được đánh giá cao như của các dòng piano Hoa Kỳ. Đồng thời, công nghệ phủ sơn của các hãng Nhật Bản cũng được đánh giá tốt hơn cả Hoa Kỳ. Nhiều dòng Grand của Hàn Quốc sử dụng bộ máy truyền động Action Renner của Đức. Bộ máy này là sự lựa chọn hoàn hảo qua quá trình học hỏi từ các hãng sản xuất piano tại Đức tuy nhiên chúng cần được kiểm ra định kỳ thường xuyên và không phải ai cũng có thể điều chỉnh. Bộ truyền động cần được lên dây và điều chỉnh bởi những người thợ chuyên nghiệp và những đại lý đáng tin cậy.
Tuy nhiên, nhiều nghệ sỹ piano không hài lòng với hầu hết các dòng piano châu Á (ngoại trừ các dòng piano cao cấp đắt tiền của Kawai và Yamaha). Những nghệ sỹ này cho rằng ngoài những dòng piano cao cấp thì các dòng piano của châu Á không bền và âm thanh không hay như của các dòng sản xuất tại Hoa Kỳ và châu Âu.
Nhiều người thường thắc mắc vì sao những nhạc cụ sản xuất bởi các quốc gia khác nhau lại hay có âm thanh hoàn toàn khác nhau. Ví dụ một số người mốn mua dòng piano của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc với mong đợi sẽ có âm thanh và khả năng biểu diễn những dòng sản xuất bởi Hoa Kỳ như Steinway, Mason and Hamlin v hoặc Baldwin. Ngược lại có những người muốn mua piano Hoa Kỳ nhưng lại mong có thể sở hữu dòng piano với tông âm và độ nhạy như của các hãng Yamaha hoặc Kawai. Nguyên liệu, thiết kế và kỹ thuật chế tạo của những dòng piano châu Á rất khác so với những dòng piano Hoa Kỳ.
Giống các công ty sản xuất xe hơi, nhiều công ty sản xuất đàn piano sỡ hữu nhiều sản phẩm piano được sản xuất tại nước ngoài. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như công ty Steinway (Hoa Kỳ) đã hợp tác với công ty nhạc cụ Kawai (Nhật Bản) sản xuất một dòng piano mới với tên gọi Boston. Hay hãng Baldwin (Hoa Kỳ) cũng sử hữu nhiều nhãn hiệu đàn như Howard, D.H. Baldwin và Wurlitzer được sản xuất bởi các công ty nhạc cụ của Nhật Bản và Hàn Quốc như Kawai, Young Chang và Samick. Một trong những nhãn hiệu đàn của hãng Baldwin nữa là Kranich and Bach, ngày trước sản xuất tại Hoa Kỳ nhưng nay được sản xuất tại Trung Quốc.
Trong thông số kỹ thuật của các dòng Baldwin và Steinway, các địa chỉ chính thức của công ty được cung cấp, tiếp sau đó là tên các nhà sản xuất của châu Á. Vậy những dòng đàn đó có âm thanh và thiết kế của nhạc cụ Hoa Kỳ hay châu Á hay chúng là những dòng lai? Mặc khác, các công ty nhạc cụ lớn của Nhật Bản như Yamaha và Kawai cũng xây dựng các nhà máy tại Hoa Kỳ.
Hầu hết truyền thống chơi piano dựa vào thói quen nghe nhạc và phong cách chơi đàn suốt một thời gian dài. Piano châu Á khác tiêu chuẩn với piano Hoa Kỳ và ngược lại piano Hoa Kỳ có điểm khác với tiêu chuẩn piano châu Á.
Dưới nền kinh tế hiện hay, các công ty đến từ nhiều quốc gia thường xuyên học hỏi và áp dụng các phương pháp thiết kế và chế tạo piano của nhau. Thực tế, một chiếc piano có thể sở hữu các bộ phận sản xuất bởi các quốc gia khác nhau.