Việc làm quen với cây đàn dương cầm gồm 2 giai đoạn đó chính là: nhận biết các phím đàn và cách đặt vị trí ngón tay trên phím đàn piano. Đây là hai công việc khá quan trọng bạn cần phải nắm rõ vì từng vị trí ngón tay sẽ ảnh hưởng tới việc luyện ngón sau này.Chỉ cần bạn đặt vị trí tay sai thì giai điệu của bản nhạc bạn định chơi cũng sẽ bị sai hoàn toàn. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem phím đàn của cây dương cầm có gì đặc biệt và cách đặt ngón tay chuẩn trên phím đàn dương cầm như thế nào nhé!
Khi chúng ta chưa biết, nhìn vào bàn phím thấy xen kẽ phím đen và trắng bạn sẽ cảm thấy chúng đơn điệu nhưng sự sắp xếp đó đều có quy luật cả.
Chúng ta sẽ nói về phím trắng trước, tính từ trái qua phải ta thấy phím đàn piano bắt đầu bằng một phím màu trắng, phím đầu tiên đó là C, sáu phím trắng tiếp theo lần lượt được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa: D E F G A B. Và kết thúc phím đàn tính từ trái sang phải cũng là phím trắng C. Vậy, phím đàn của Piano sẽ có 7 phím trắng, chúng được lặp lại theo đúng thứ tự đến hết dãy phím đàn. Đây là kiến thức đầu tiên mà bạn phải nằm lòng.
Mỗi một chữ cái in hoa của phím trắng sẽ tương ứng với một nốt nhạc, đơn giản như sau:
A: La
B: Si
C: Đô
D: Rê
E: Mi
F: Fa
G: Son
Nếu như các phím trắng đều nằm sát nhau thì các phím đen lại phân bố theo từng cụm riêng biệt với quy luật là cụm 2 - cụm ba - cụm 2 - cụm 3 - cụm 2 - cụm 3
Nếu bạn di chuyển ngón tay từ trái qua phải thì âm vực của các nốt nhạc sẽ cao dần và ngược lại khi di chuyển ngón tay từ phải sang trái thì âm vực các nốt nhạc giảm dần.
Nốt trắng nằm giữa cụm 2 phím đen lúc nào cũng D (Rê) và nốt G ( Son) và A (La) phím trắng nằm giữa cụm 3 nốt đen. Đây là một quy luật bạn cần thuộc lòng, yên tâm là sẽ rất dễ nhớ thôi.
Như vậy là đã tìm hiểu xong cấu trúc phím đàn dương cầm, bây giờ hãy chuyển sang cách đặt vị trí ngón tay trên phím đàn piano nhé!
Các vị trí từ 1 đến 5 tính từ ngón cái đến ngót út sẽ đặt lên các phím đàn tương ứng là: C - D - E - F - G.
Giữ các ngón tay đúng vị trí như hình và nhấn phím đàn theo các dãy số sau, ấn một ngón tay tại một thời điểm (ngón này ấn xuống thì ngón trước đó thả phím đàn về vị trí ban đầu): 1 2 3 4 5, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1, 5 4 3 2 1, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1. Chú ý đến ngón áp út và ngón út, do mới tập nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn với 2 ngón này vì chúng khá yếu, cố gắng nhấn phím đàn đủ độ sâu như các ngón còn lại.
Trong khi tập ấn các phím hãy thả lỏng cơ thể đặc biệt hay cánh tay, các ngón tay cong tròn và dùng phần thịt đầu ngón tay để ấn phím đàn chứ không phải là móng tay, ấn phím đủ sâu sao cho âm thanh thật trọng vẹn.
Khi tập đàn quan trọng nhất là phải biết giữ nhịp, mỗi khi ngón tay ấn một phím đàn bạn hãy nhịp một chân cùng lúc và đọc tên nốt nhạc thật to. Cố gắng chơi các nốt nhạc sao cho thật đều nhau.
Giờ hãy tập lại đánh lại dãy số này một lần nữa:
1 2 3 4 5, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1, 5 4 3 2 1, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1
Áp dụng bài tập tương tự với tay trái rồi sau đó hãy tập cả hai tay cùng lúc.
Trên đây là một số lý thuyết về cấu tạo phím đàn và cách đặt vị trí ngón tay trên phím đàn piano, các bạn hãy tập luyện hàng ngày để ghi nhớ nhé! Chúc các bạn thành công!