Khi chạy hợp âm Piano cần phải lưu ý những vấn đề gì

05/03/2018 24996

Một khái niệm mà những người mới bắt đầu chơi piano cần nắm được đó chính là chạy hợp âm hay người ta thường gọi là rải hợp âm. Định nghĩa chạy hợp âm trong piano được hiểu đơn giản là người chơi đàn sử dụng tay trái và tay phải bấm các phím đàn tại các hợp âm khác nhau tạo thành những giai điệu cao thấp khác nhau.

Đối với một người chơi piano phải biết cách chạy hợp âm, tuy nhiên trước khi chạy hợp âm piano bạn phải chú ý đó chính là: Quy tắc cầu tạo nên hợp âm, bảng 14 hợp âm cơ bản và tư thế bấm hợp âm. Nào bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu từ vấn đề nhé!

Xem thêm: Phần mềm và trang Web học đánh đàn Piano online

1. Quy tắc cấu tạo nên hợp âm

Hợp âm có cấu tạo khá là đơn giản, mỗi hợp âm sẽ gồm 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc. Mỗi một nốt trong hợp âm đều cách nhau 1 quãng ba (một phím đàn trắng).

Tôi lấy cho bạn một ví dụ khá là đơn giản:

Hợp âm của của đô trưởng (C) sẽ được cấu tạo gồm 3 nốt sau:

Lấy nốt Đô làm nốt gốc, cách nốt Đô một phím trắng là nốt Mi, cách nốt Mi một phím trắng là nốt Sol. Vậy suy ra hợp âm của đô trưởng (C) sẽ là: Đô - Mi - Sol.

Cứ như vậy bạn tính được hợp âm của các nốt khác, tuy nhiên ở nhiều hợp âm sẽ có những nốt thăng giáng khác nhau. Hôm nay chúng ta không đề cập đến những nốt thăng giáng mà sẽ giới thiệu đến những người mới tập chơi piano 14 hợp âm cơ bản của bộ môn đàn dương cầm.

2. Bảng 14 hợp âm cơ bản trong piano người học cần phải nhớ

Dù bạn là người mới bắt đầu chơi piano, bạn là một giảng viên dạy đàn dương cầm chuyên nghiệp hay những nghệ sĩ sân khấu thực thụ thì điều đầu tiên bạn luôn ghi nhớ ở trong đầu là bảng 14 hợp âm cơ bản.. Việc nhớ được toàn bộ các hợp âm này sẽ giúp bạn biết cách chuyển âm nhanh hơn khi chơi đàn, đây là bước đầu tiên trước khi bạn chạy hợp âm piano.  Hợp âm sẽ chia thành hợp âm trưởng và hợp âm thứ, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng bộ hợp âm một nhé.

a) Hợp âm trưởng

Hợp âm này sẽ kí hiệu bằng một chữ cái in hoa như dưới đây:

C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol

D (rê trưởng): Rê – Fa# – La

E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si

F (fa trưởng): Fa – La – Đô

G (sol trưởng): Sol – Si – Rê

A (la trưởng): La – Đô# – Mi

B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

b) Hợp âm thứ

Hợp âm thứ sẽ được kí hiệu bằng một chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” ngay đằng sau:

Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol

Dm (rê thứ): Rê – Fa – La

Em (mi thứ): Mi – Sol – Si

Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô

Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê

Am (la thứ): La – Đô – Mi

Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

3. Tư thế bấm khi chạy hợp âm piano

Khi chơi đàn dương cầm, đòi hỏi người chơi phải luyện tập để chạy hợp âm được cả bằng tay trái và tay phải. Sau khi nhớ được 14 hợp âm cơ bản thì bạn sẽ áp dụng quy tắc hợp âm để tiến hành rải hay chạy hợp âm.

Dưới đây chúng tôi minh họa cho bạn 2 cách đi hợp âm đối với nốt C, từ đó các bạn sẽ tự suy ra với các nốt khác tương tự.

Trong bộ môn dương cầm, tư thế bấm này còn gọi là thế bấm đảo nghĩa là bạn đổi vị trí, thứ tự bấm các nốt trong hợp âm đó dựa vào nốt gốc.

Với thế bấm đảo, tốt hơn hết người chơi nên tập luyện đều cho cả hai tay, tạo nên sự nhịp nhàng thuần thực cho cả tay phải và tay trái có như vậy bài nhạc của bạn mới trở nên phong phú và tự nhiên chứ không nên chỉ luyện ngón cho tay trái.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn biết mình sẽ cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành chạy hợp âm piano. Chúc bạn sẽ luyện tập hăng say, chăm chỉ và đam mê để tự chơi được những giai điệu yêu thích nhé.

 

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.