Trước tiên ở mỗi một độ tuổi thì thời gian học khác nhau. Thứ hai chúng ta cần xét đến cách học của mỗi người, phương pháp học thì không phải ai cũng giống nhau và thứ ba là chúng ta có tập trung, có đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc học dương cầm không? Nếu muốn hiểu rõ hơn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Các yếu tố tác động đến thời gian học piano nhanh và chậm
Chúng tôi chia ra hai độ tuổi học đàn piano đó là trẻ em và người lớn. Theo nghiên cứu của các giảng viên lâu năm tại trường nhạc Việt Thương, trẻ em có thể học đàn dương cầm từ khi chỉ có ba tuổi. Hầu hết các bé sẽ khó khăn ở năm đầu tiên trong việc làm quen với nốt nhạc, luyện tay, luyện ngón nhưng bắt đầu từ năm sau khi các bé đã quen với đàn thì sẽ tiến bộ rất là nhanh đặc biệt là các bé có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh thì các bé này sẽ nổi trội hơn những bạn đồng trang lứa. Chính vì thế mà trên thế giới có rất nhiều những thần đồng âm nhạc.
Ở độ tuổi người lớn, những người mà thời gian dành cho học tập - công việc - gia đình - bạn bè đã chiếm phần lớn thời gian của họ dẫn đến việc học đàn không được tập trung nhiều. Họ không có quãng thời gian thoải mái như trẻ em. Mặt khác, nếu như trẻ em chơi đàn khá mềm mại thì người lớn lại cho thấy sự cứng nhắc. Tuy nhiên, điểm nổi trội của ở độ tuổi người lớn chính là khả năng tiếp thu nhanh, khả năng đọc hiểu tốt hơn các em nhỏ. Xét về thời gian học thì có thể ngắn hơn hoặc bằng các bạn nhỏ tùy theo sự sắp xếp thời gian của mỗi người và một phần cũng phải dựa vào sự cảm thụ và năng khiếu nữa.
Học đàn piano mất bao lâu cũng phụ thuộc vào phương pháp học. Thông thường sẽ có hai phương pháp học đàn piano, cũng giống như các nhạc cụ khác đó là học theo kiểu học thuộc lòng và cách học bài bản được đào tạo trường lớp có người chỉ dạy.
Nếu bạn không có điều kiện để theo học các lớp đàn hay thuê thầy dạy bạn sẽ chọn phương pháp học thuộc lòng. Nghĩa là chúng ta xem một clip hướng dẫn ở trên mạng của một người nào đó, nhìn và tập theo. Với phương pháp này bạn sẽ cảm thấy mình nhanh chơi được một bản nhạc tuy nhiên bạn chỉ làm theo giống như cách bạn học vẹt mà bạn không nắm được một chút nhạc lý nào. Đến khi đưa bạn một bản nhạc mới để bạn đánh thì bạn sẽ không biết chơi như thế nào vì nhạc lý cơ bản bạn không có. Thậm chí, khi chơi theo video clip hướng dẫn sẽ có những kĩ thuật bạn làm sai nhưng sẽ không có người chỉ ra lỗi sai cho bạn.
Trái lại, nếu bạn đầu tư thời gian, tâm huyết của mình theo khóa học bài bản nào đó ở phương pháp thứ hai thì chắc chắn bạn sẽ được đào tạo từ A - Z, từ cơ bản đến nâng cao. Bạn được các thầy cô dạy cho lý thuyết đi kèm với thực hành, được chỉ dạy cách luyện ngón, cách đi hợp âm thế nào cho đúng, cách làm chỉ nhịp phách và được đào tạo về nhạc lý. Phương pháp học này sẽ tốn thời gian và chất xám của bạn nhiều hơn phương pháp một nhưng sẽ tránh được tình trạng đẽo cày giữa đường, loại bỏ thói học vẹt, biến bạn trở thành một người chơi piano thực thụ. Sau khi được chỉ dạy bạn có thể tự nâng cao kĩ năng của mình bằng cách đọc các tài liệu.
Dù bạn có học cả đời nhưng vẫn chưa đánh được piano là vì bạn không có sự chăm chỉ, không có đam mê với nó. Yếu tố thứ ba này cũng quyết định việc học đàn piano mất bao lâu.
Bạn học tập, rèn luyện các kĩ năng không biết mới mỏi với niềm ham thích. Không ngừng tìm tòi các tài liệu để nâng cao kiến thức âm nhạc của mình. Có như vậy bạn mới học nhanh được. Cho dù bạn được đào tạo rất kĩ lưỡng nhưng bạn không tập luyện nghiêm túc thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, sẽ tụt lùi so với những bạn cùng lứa. Việc học nhanh hay là chậm cũng sẽ do chính bản thân bạn tự trả lời.