Hướng dẫn lắp ráp loa thùng: Cách ráp loa thùng đúng chuẩn

13/09/2018 10811

Loa thùng là dòng loa rất thông dụng, được sử dụng ở nhiều nơi. Việc lắp ráp loa thùng không đơn giản, nhưng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thỏa mãn được niềm đam mê, gu âm nhạc riêng của từng người. Qua bài viết này Việt Thương sẽ hướng dẫn lắp ráp loa thùng, giúp bạn nắm được cách ráp loa thùng đúng chuẩn.

Loa thùng là gì?

Loa thùng là một thiết bị khuếch đại âm thanh có dạng thùng hay dạng hộp, đã không còn xa lạ với mọi người đặc biệt là những người có sở thích tìm hiểu các thiết bị âm thanh. Trên thị trường hiện nay cung cấp các loại loa thùng đa dạng nhưng nguyên tắc hoạt động nói chung đều là dựa trên hiện tượng làm không khí chuyển động thông qua sự điều khiển của tín hiệu điện để tạo ra những sóng âm truyền đi trong không khí, những sóng âm này sẽ tác động tới tai của người nghe, giúp người nghe thưởng thức được âm thanh.

Hướng dẫn lắp ráp loa thùng

Việc quan trọng khi lắp ráp loa thùng là bạn phải biết được một số thông tin cần thiết về loại loa thùng mà mình chuẩn bị lắp ráp. Sau đó mua các linh, phụ kiện cần thiết (củ loa, giá treo, jack nối,…) và nguyên liệu để đóng thùng loa.

Cách ráp loa thùng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Tùy vào sở thích âm nhạc của từng người mà cách chọn loại nguyên liệu để đóng thùng loa cũng khác nhau. Ở đây, Việt Thương đưa ra cho bạn 2 sự lựa chọn là gỗ cứng và gỗ dán. Trước đây gỗ cứng là loại nguyên liệu rất được ưa chuộng, tuy nhiên do tính chất khó tìm (vì thường là loại gỗ quý hiếm), giá thành lại cao nên dần dần được thay thế bằng gỗ dán (hay còn gọi là MDF). Loại nguyên liệu này dễ tìm mua, giá thành phù hợp, dễ gia công có điều vì là gỗ tổng hợp nên chất lượng âm thanh mang lại khó có thể so sánh được với gỗ cứng.

Bước 2: Đóng thùng loa

Để đóng thùng loa, bạn hãy cắt miếng gỗ thành 6 tấm có kích thước khác nhau, phù hợp với từng mặt của loa (6 mặt trên, dưới, trước, sau, phải, trái). Với miếng mặt trước, bạn khoan 2 lỗ phía trên để đặt cố định củ loa (kích thước phụ thuộc vào loại củ loa mà bạn đã chọn). Tùy vào thiết bị loa mà bạn đang sử dụng thì các mặt trước của thùng loa có số lượng lỗ, kích thước lỗ lớn bé khác nhau. Bạn cần đo đạc thật chính xác để gia công cho thuận tiện. Ngoài việc đóng làm sao cho âm thanh đạt hiệu quả tối ưu thì cũng cần lưu ý tới tính thẩm mỹ của thùng loa sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (có thể trang trí thêm một số mẫu vân hoặc hình ảnh bắt mắt lên thùng loa).

Bước 3: Làm lỗ thoát âm

Với miếng mặt sau bạn cần khoan 2 lỗ, 1 dùng cho thoát âm và 1 dùng cho cọc loa. Chu trình thực hiện đơn giản như sau: Ngoài ống sắt dự định dùng làm lỗ thoát âm thì bạn cần chuẩn bị thêm các ống nhựa nhỏ. Nhét ống nhựa nhỏ vào ổng sắt và cố định chúng lại. Khoan các lỗ ở miệng ống để gắn vào mặt sau của thùng loa (lưu ý sử dụng vật chặn nơi tiếp xúc để ngăn cho âm thanh bên trong thoát ra ngoài, có thể sử dụng vòng cao su).

Bước 4: Lắp ráp các bộ phận

Sau khi hoàn thành các bước cơ bản, bạn bắt tay vào hoàn chỉnh chiếc loa thùng của mình. Bạn cần gắn loa treble và loa trầm vào bên trong thùng loa. Các dây nối ở mạch phân tần cần được gần với củ loa, các jack cắm đầu vào và đầu ra. Ở bước này bạn cần một lượng kiến thức cơ bản về các loại jack, đầu ra đầu vào cũng như kiến thức về loa thùng nói chung. Đến đây thì bạn đã hoàn thành xong việc lắp ráp loa thùng. Vừa đơn giản, vừa tiết kiệm mà chất lượng mang lại cũng không hề kém cạnh các loại loa thùng trên thị trường.

Trên đây là hướng dẫn lắp ráp loa thùng Việt Thương dành cho bạn. Nếu có gì thắc mắc hoặc trục trặc trong quá trình lắp ráp loa thùng, hoặc chưa hiểu rõ về cách ráp loa thùng, bạn có thể liên hệ Việt Thương để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn nhé. Chúc bạn thành công!

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.