Giới chuyên môn sử dụng thuật ngữ Class để phân biệt các đặc tính hay thông số và các hoạt động của một dòng amply có kí hiệu nào đó. Nói rõ hơn, trên một chu kỳ hoạt động theo tín hiệu input hình sin, Class là thể hiện số lượng tín hiệu analog output thay đổi trong mạch amplifier.
Các chuẩn hoạt động của Amply Class là tuyến tính với hiệu quả thấp và phi tuyến tính với hiệu quả cao.
Ưu điểm của loại Amply Class A là không có miền phi tuyến và méo xuyên tâm. Âm thanh được tái tạo từ dòng này được đánh giá rất ngọt ngào do nó chỉ có một sò duy nhất hoạt động. Sò này kết nối chung trong hệ thống phát cho cả hai nửa của dạng sóng, do đó sò công suất sẽ luôn luôn có dòng điện chạy qua, ngay cả khi không có tín hiệu chính nào. Đây thực ra cũng là một nhược điểm của Ampli Class A bởi như vậy lượng điện năng tiêu hao cho nó cũng khá cao vì sò này không bao giờ tắt. Chính vì vậy, hiệu suất của dòng này chỉ khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với các dòng khác.
Ampli Class B sử dụng 2 sò công suất Bipolar hay FET cho mỗi nửa dạng sóng. Giai đoạn output được hiệu chính theo dạng “push-pull” (PP), mỗi sò công suất sẽ khuếch đại một nửa dạng sóng output. Amplifier Class B được thiết kế với mục tiêu khắc phục điểm yếu về hiệu quả làm việc và nhiệt lượng của amplifier Class A. Hiệu suất của dòng này khá cao, vào khoảng 70 – 80% nhưng class B lại có độ méo lớn và âm thanh không hay.
Amply Class AB có thiết kế đẩy-kéo (push-pull) nên hiệu suất cao, công suất ra loa lớn. Ưu điểm dòng này là mức sai số giảm thiểu so với Class B và hiệu năng cũng được cải thiện so với Class A. Hiệu năng của nó vào khoảng 50% - 60%. Âm thanh được đánh giá là có không gian rộng, hoành tráng.
Đây là dòng Class có hiệu năng cao nhát với độ tuyến tính thấp nhất. Hiệu suất làm việc của dòng này đạt 80% nhưng trị số sai của nó cũng ở mức khá lớn. Do đó Amply Class C không được dùng trong âm thanh mà chỉ dùng trong các thiết bị truyền sóng radio do đặc thù mạch LC của các thiết bị thu.
Ngoài các dòng trên, Amply Class còn nhiều chủng loại khác. Một số trong chúng sử dụng kỹ thuật switching khác nhau để tăng hiệu năng, giảm mức tiêu hao năng lượng (ví dụ Class D, Class S, Class T, trong đó Amply Class D là một trong những sản phẩm thông dụng sử dụng trong nhiều thiết bị thông minh). Một số khác lại sử dụng bộ cộng hưởng RLC hay dùng nhiều bộ nguồn áp để giảm tiêu hao điện năng. Số khác lại sử dụng thiết kế switching dạng PWM (Class I).
Trên đây là một số những thông tin cơ bản về dòng sản phẩm Amply Class. Hi vọng những điều mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan, sơ lược về ưu nhược điểm của từng dòng sản phẩm Amply Class hiện đang thông dụng trên thị trường ngày nay.
Bài viết được quan tâm: