Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí thì ca hát hay thưởng thức các bộ phim, chương trình truyền hình là điều không thể thiếu được. Chính vì vậy, việc sở hữu một dàn âm thanh chất lượng là rất cần thiết để cuộc vui của gia đình bạn trở nên hấp dẫn và một hệ thống âm thanh hi-fi sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, để âm thanh đạt chất lượng tuyệt hảo và tuổi thọ của dàn loa cao thì đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng và kiến thức khi kết nối. Vì thế, bạn nên “nằm lòng” những lưu ý khi setup hệ thống âm thanh hi-fi dưới đây nhé.
Bài viết được quan tâm:
Hi-fi là từ viết tắt của “high fidelity”, có nghĩa là độ chân thực cao. Khi nói “âm thanh hi-fi” tức là âm thanh có động chân thực cao, sống động, không bị méo âm hoặc bị lẫn tạp âm và gần như không có gì khác so với âm thanh gốc mang lại cho người nghe cảm giác như đang sống trong không gian thực.
Tổng hợp những lưu ý khi set up hệ thống âm thanh hi-fi
Đê đạt âm thanh sống động và chân thật nhất thì bạn phải để ý đến vấn đề kích cỡ cũng như âm lượng. Bởi mỗi phòng sẽ có kích cỡ và âm lượng không giống nhau thì độ biến dạng âm thanh cũng hoàn toàn khác nhau. Vấn đề của phòng nhỏ là áp lực quá lớn khi âm lượng có cường độ cao sẽ là điều kiện để tiếng ồn vang lại ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Còn phòng rộng thì khó để cho được âm thanh hay và vang.
Vì thế, mục tiêu mà chúng ta cần giải quyết là tìm được kích thước phòng chuẩn về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Cách tốt nhất là lựa chọn một không gian đủ và đạt yêu cầu để không ảnh hưởng đến tổng thể.
Vị trí đặt loa và nhạc cụ, chỗ ngồi của người nghe hình thành tam giác âm thanh. Khoảng cách chuẩn xác nhất là vị trí giữa các loa với vị trí từ loa đến người nghe là bằng nhau hoặc tương đương. Trong khi đó, khoảng cách tới tường lại nhỏ hơn. Dù bạn lựa chọn khoảng cách là bao nhiêu nhưng cần đảm bảo được khoảng cách từ tường tới loa trái và tường bên kia đến loa phải là bằng nhau. Đồng thời đảm bảo chúng cùng dạng vật chất và mật độ thì đó mới được gọi là bề mặt tường tốt được. Soundstage phần lớn do sự phản xạ của âm thanh lên tường.
Việc xử tốt các phản xạ từ tường bên sẽ mang lại cho bạn âm thanh rõ ràng, hình ảnh trung thực và chiều rộng âm trường. Theo tính toán sự phản xạ từ tường đến tai người nghe là 10 đến 20 miliseconds sau khi âm thanh phát ra.
Chiều rộng âm trường kéo dài và mở rộng thêm được thông qua phạm vi hoạt động của loa. Vì thế, khi bạn quản lý xuất sắc phản xạ của 2 tường bên thì kết quả nhận được sẽ vô cùng viên mãn.
Kích cỡ của phòng và âm lượng quyết định khu vực áp lực cao trong phòng. Vì thế, cần phải tính toán chuẩn xác để mang đến âm thanh chân thật nhất. Trong đó, khu vực phía trước được xem là khu vực có áp lực cao nhất trong phòng, bởi đây là mà loa (thiết bị sản xuất lực) sẽ được đặt.
Chế độ phòng, lọc lược, SBIE và tán âm kém chính là nguyên nhân dẫn đến biến dạng âm thanh trong phòng. Trong đó, tán âm chính là tác nhân chính. Chính vì vậy để được chất lượng âm thanh tốt nhất thì yêu cầu phải đạt được các tiêu chí đã đặt ra và theo như Cựu giám đốc nghiên cứu tại Harman International là tiến sĩ Floyd Toole cho hay.
Khu vực âm thanh khi đạt chuẩn phải đáp ứng được 5 đặc điểm cơ bản:
Để có thể xây dựng và tính toán một nơi để sắp đặt bộ dàn âm thanh thực sự lan tỏa và chất lượng quá không phải là điều quá dễ dàng, trong khi đó, nó lại vô cùng cần thiết và hữu ích. Vì thế, hãy ghi nhớ những lưu ý ở trên khi setup hệ thống âm thanh hi-fi nhé.