Khách tham dự: Xin vui lòng ông nói rõ hơn về giá trị của LCM?
Ông Phạm Kim: Tôi xin tóm gọn một số giá trị chính của LCM như sau:
- Trước tiên London College of Music (LCM) là một trong những học viện âm nhạc lâu đời nhất nước Anh, thành lập năm 1887. Năm 1992, LCM trở thành một Phân Khoa chuyên ngành của Đại Học West London. Chứng chỉ và Văn bằng của LCM là do Đại học này cấp.
- Các chứng chỉ và bằng cấp của LCM được thiết kế theo khung trình độ Anh và Châu Âu, đã đăng ký và được Văn Phòng Quản lý Trình độ và Khảo Thí Anh quốc (Office of Qualifications and Examinations Regulation) công nhận và đảm bảo. Hơn nữa, các nước Âu Mỹ có một công ước công nhận bằng cấp của nhau. Vì vậy, chứng chỉ và văn bằng của LCM mang tính quốc tế.
- LCM có hơn 600 Trung Tâm Khảo Thí trên toàn cầu, vì thế chứng chỉ và văn bằng của LCM được nhận diện trên toàn thế giới, mà tiếng Anh gọi là “Internationally recognized”.
- LCM có đầy đủ những bộ môn đào tạo mà chúng ta cần như Piano, Jazz Piano, Electronic Keyboard, Electronic Organ, Drum Kit, Acoustic Guitar, Classical Guitar, Electric Guitar, Bass Guitar, Classical Singing, Popular Music Vocals…. các bộ môn về Lý Thuyết, Sáng Tác và Chỉ Huy.
- LCM có thể cấp từ những chứng chỉ căn bản, trung cấp đến các bằng đại học như Diploma, Associate, Licentiate (tương đương Cử nhân) và Fellowship (tương đương Thạc sĩ)
Khách tham dự: Vậy chúng ta được lợi ích gì từ LCM?
Ông Phạm Kim: Sau đây là những lợi ích mà chúng ta có được khi liên kết với LCM:
- Trước tiên từ những bộ Đề Cương của LCM, chúng ta học được cách quản lý tiêu chuẩn chất lượng để dạy & học các bộ môn theo khung trình độ quốc tế. Đây là điều chúng ta rất cần khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với thế giới.
- Từ những handbook và những repectoire list mà LCM cập nhật 5 năm một lần, chúng ta có được một chương trình vừa xuyên suốt lịch sử âm nhạc, vừa không bị lạc hậu so với sự phát triển mỗi ngày của nền âm nhạc thế giới.
- Từ những handbook và những repectoire list nói trên, chúng ta có thể cập nhật chương trình dạy & học của mình sao cho tương đồng với trình độ của thế giới.
- Mở ra những hình thức đào tạo chuyên nghiệp mới về âm nhạc cho xã hội. Từ trước đến nay, muốn học nhạc một cách chuyên nghiệp, chúng ta phải thi vào các trường chính qui. Tuy nhiên, thường thì chỉ tiêu tuyển sinh của các trường này có giới hạn. Trong khi đó, có rất nhiều người đam mê âm nhạc, đặc biệt là đối với thiếu nhi và thiếu niên, là lứa tuổi cần phải tập trung “học làm người” tại các trường phổ thông. Chương trình LCM thỏa mãn nhu cầu này của xã hội. Với những thời gian rảnh rỗi của mình, người yêu âm nhạc có thể học nhạc và từng bước phát triển tài năng được đánh giá theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.
Khách tham dự: Ông có thể nói cụ thể hơn về việc LCM mở ra những hình thức đào tạo chuyên nghiệp mới?
Ông Phạm Kim: LCM sắp xếp các trình độ từ căn bản lên trung cấp rồi đại học.Cấp Căn bản gồm có 3 trình độ:
- Pre – Preparatory, Step 1 và Step 2
- Trung cấp: 8 grades
- Đại học: 3 mức độ Diploma
- Sau đại học: Fellowship
Như vậy, song song với việc học văn hóa tại trường, một học sinh có thể theo học tại các trung tâm, lớp nhạc hoặc học ở nhà… theo chương trình LCM. Nếu mỗi năm chỉ học một trình độ, thì đến lớp 10 trường phổ thông, em học sinh đó cũng có thể có bằng trung cấp về bộ môn âm nhạc mình yêu thích.
Khách tham dự: Vậy có phải học theo trình tự mỗi năm một trình độ LCM?
Ông Phạm Kim: Tùy theo thời gian đầu tư cho việc học và năng khiếu của mình, người học có thể học mỗi năm một trình độ hay nhiều hơn. Thí dụ, năm nay thi Grade 1, năm tới, nếu đủ khả năng, có thể đăng ký thi Grade 3 hay cao hơn
(còn tiếp)