Ngày nay, việc sở hữu một dàn âm thanh chất lượng không còn quá khó khăn đối với người sử dụng nữa. Chỉ cần tìm hiểu kĩ, lựa chọn và đầu tư đúng đắn thì bạn sẽ có ngay dàn âm thanh vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, muốn sử dụng được hiệu quả và lâu dài, không phải ai cũng biết cách bảo quản dàn âm thanh đó, cụ thể là những thiết bị âm thanh như loa, amply, đầu đĩa CD,… Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cũng như tổng hợp cho người sử dụng các cách bảo quản amply tốt nhất.
Có lẽ mọi người đều cho rằng việc mở và tắt một thiết bị âm thanh vô cùng đơn giản. Khi cần sử dụng thì bật lên, khi ngưng sử dụng thì tắt đi. Điều này là hoàn toàn sai. Đối với amply có một nguyên tắc rất cơ bản được áp dụng đó là “mở sau cùng/tắt đầu tiên”. Tức là khi cần sử dụng amply, khi tất cả các thiết bị có liên quan từ đầu CD, loa,… đã được mở thì amply được mở lên sau cùng. Việc mở sau cùng và tắt đầu tiên này nhằm tránh việc amply khuếch đại những tín hiệu không cần thiết mà nó nhận được như tiếng tắt/mở của đầu CD, tiếng kết nối của giác cắm micro,…
Ngoài ra, nếu bạn dùng các thiết bị đèn khác thì nên chờ ít nhất 1 phút sau khi thiết bị đèn được bật, rồi mới mở amply.
Ông bà ta có câu “Của bền tại người”. Muốn một thiết bị âm thanh sử dụng được lâu dài và mang lại âm thanh tuyệt hảo thì người sử dụng phải đảm bảo thiết bị được bảo quản và lau chùi sạch sẽ từ trong ra ngoài. Nên nhớ, âm thanh rất nhạy cảm, chỉ cần bỏ qua một vài chi tiết nhỏ cũng dẫn đến chất lượng âm thanh giảm sút. Đặc biệt không phải ai cũng biết cách vệ sinh amply.
Tốt nhất là bạn nên làm theo các bước sau để tránh trường hợp hư hỏng không đáng có:
* Lưu ý: Phải nhẹ tay, tránh làm đứt các mạch và hỏng linh kiện của amply.
Ngoài ra, không nên để amply ở những nơi ẩm ướt, phải đặt amply ở những nơi thoáng mát. Vì amply là thiết bị điện tử, cực kì nhạy cảm với nước và độ ẩm cao.
Những thiết bị âm thanh rất nhạy cảm với nước, khí hậu ẩm thấp cũng như thời tiết nắng nóng.
Cách bảo quản amply theo từng điều kiện thời tiết:
Không để amply tải quá nhiều loa karaoke. Nếu hai đầu giắc loa chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng ampli ngay tức khắc. Bạn cần lưu ý tránh làm ngắn mạch để bảo quản amply lâu dài.
Tia cực tím là nhân tố lý tưởng để làm phân huỷ gân loa làm bằng cao su hoặc xốp. Nếu ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa, quá trình thay gân loa sẽ bị rút ngắn. Ánh sáng của đèn neon cũng gây ra hậu quả tương tự. Vì vậy tốt nhất là bạn nên làm ê-căng che màng loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím. Kết nối amply với loa phù hợp cũng là cách bảo quản amply hiệu quả.
Nếu ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa, Tia cực tím sẽ làm phân huỷ gân loa làm bằng cao su hoặc xốp. Ánh sáng của đèn neon cũng gây ra hậu quả tương tự. Vì vậy tốt nhất là bạn nên làm ê-căng che màng loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.
Bụi bẩn được coi là kẻ thù của bất kỳ thiết bị điện tử nào. Bụi sẽ bám lên bề mặt mạch điện và làm giảm tính truyền dẫn của nó. Khi có điều kiện, bạn phải lau chùi và làm vệ sinh bên trong các thiết bị âm thanh hội trường, đặc biệt là bề mặt của các bo mạch.
Trên đây là một vài chia sẻ nho nhỏ, hi vọng giúp bạn đọc có thêm nhiều bí quyết và kinh nghiệm bảo quản amply hơn.
Chi nhánh Việt Thương Music.
TP HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
ĐÀ NẴNG
Gọi tư vấn ngay : 1800 6715