[Có thể bạn chưa biết] Những điều thú vị về chiếc đàn Piano

19/06/2019 4109

Piano là nhạc cụ có nhiều đóng góp lớn cho nền âm nhạc thế giới từ cổ điển đến hiện đại, nhưng cũng là một trong số những loại nhạc cụ khó học nhất.

Hàng năm, có cả hàng ngàn cuộc thi piano dành cho mọi lứa tuổi được tổ chức. Tuy nhiên, số người có thể tạo thể tạo ra những bứt phá và thực sự trở thành nghệ sĩ hàng đầu thì lại quá ít. Như vậy, việc thành tài với thể loại piano thật sự là một điều không hề dễ dàng gì.

Theo các chuyên gia, sự phức tạp của piano đến từ chính cấu tạo bên trong của nó! Đó là một tổ hợp bộ máy cơ phức tạp bậc nhất thế giới với ít nhất 7500 bộ phận khác nhau trở lên. Trong trường hợp được chế tác hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, con số này có thể lên tới 12.000 bộ phận, trong đó có 10.000 linh kiện đóng vai trò chuyển động thường xuyên để tái tạo ra âm thanh.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều điều mà bạn có thể chưa biết hết về piano:

1. Piano chỉ là 1 cái tên viết tắt

Tên đầy đủ của Piano là Pianoforte, một từ tiếng Ý mang ý nghĩa là "âm nhẹ và mạnh". Theo ghi chép, Pianoforte được chế tạo lần đầu tiên tại Ý. Tên của nhạc cụ này được bắt nguồn từ khả năng độc đáo là có thể xuống các âm thấp nhất và lên những nốt cao nhất. Sau này, Pianoforte dần trở nên nổi tiếng và lan tỏa sang các quốc gia khác với tên gọi tắt lại thành Piano!

Piano được mệnh danh là "vua của các loại nhạc cụ" bởi phạm vi âm thanh (âm vực) trải dài từ cao đến thấp mà hiếm có loại nhạc cụ nào có thể sánh nổi. Đặc biệt, sắc thái của từng âm còn phụ thuộc vào tốc độ và lực đánh.

2. Piano thuộc bộ dây phím

Nhìn từ bên ngoài, người ta sẽ chỉ biết đến piano với những phím đàn đen trắng đặc trưng mà không biết bên trong loại nhạc cụ này còn tồn tại khoảng 220-230 chiếc dây thép. Hệ thống dây của piano được xâu cực kỳ chặt chẽ để tạo ra âm thanh thanh tốt nhất khi đánh. Khi được căng ra, mỗi dây đàn phải chịu áp lực lên đến 75kg. Như vậy, một bộ dây của đàn piano phải chịu lực căng tương đương 20-30 tấn!

Như vậy, việc xâu chuỗi và điều chỉnh dây đàn piano là việc không hề đơn giản và phải cần đến bàn tay của những nghệ nhân chuyên nghiệp.

3. Cây đàn đắt nhất thế giới

Trên thế giới từng có trào lưu chế tạo ra những loại nhạc cụ với phiên bản sang trọng hơn, đắt giá hơn để đạt những kỷ lục ấn tượng. Riêng trong thế giới của piano, nếu xét đến cây đàn đắt giá nhất thì vẫn chưa có cây dương cầm nào vượt qua được The Galaxy Piano. Chiếc đàn này được thiết kế và chế tạo ở Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất bởi công ty chuyên sản xuất các vật phẩm sang trọng Galaxy Instruments.

Mức giá cho những ai muốn sở hữu phiên bản The Galaxy Piano là 1,68 triệu đô, tương đương 38,2 tỷ đồng. Để được định giá cao như thế, ngoại hình của The Galaxy Piano được phủ 1 lớp vàng 24 cara bên ngoài, có nắp đóng mở tự động, cùng concept thiết kế của nó cũng khá lạ mắt với nhiều đường bo tròn xung quanh.

4. Tuổi đời khá trẻ

Tuy được biết đến khắp thế giới là vậy nhưng nếu so với các nhạc cụ khác thì dường như piano vẫn chỉ là 1 cậu thanh niên trẻ tuổi. Được phát minh vào năm 1698 bởi Bartolomeo Cristofori ở Ý. Tính tới nay, tuổi đời của piano mới chỉ 319 năm, vẫn không là gì nếu so với guitar (được phát minh vào khoảng thế kỷ thứ 8).

5. Bộ não của người chơi piano khác hăn với bình thường

Người chơi piano thường phải dành 1 lượng lớn thời gian trong ngày để luyện tập và rèn luyện kỹ năng cho chính mình. Dường như điều này ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen, tính cách và đặc biệt là bộ não của họ.

Những người chơi piano thường có thể tạo liên kết dễ dàng giữa các thùy não trước. Tức là họ có thể kiểm soát được phản ứng cảm xúc cũng như hành vi xã hội. Ngoài ra cũng có thể giải quyết vấn đề, làm nhiều việc cùng lúc tốt hơn người thường.

Đó cũng là lý giải cho việc những người biết chơi piano thường rất điềm tĩnh, có khả năng kiểm soát tốt tình hình, tránh những hành vi bộc phát cũng như liên kết, đồng thời làm nhiều việc

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.