Âm nhạc và chính trị có một lịch sử lâu dài được gắn kết chặt chẽ với nhau. Bài hát Zadok the Priest nổi tiếng của George Frideric Handel được sáng tác cho việc vua George II lên ngôi năm 1727. Kề từ đó bài hát luôn được vang lên trong lễ đăng quang của mỗi vị vua Anh như một sự khẳng định sức mạnh và tuyên bố quyền lực của chế độ quân chủ đối với các thần dân của nó, thay cho lời tuyên bố “Đức vua vạn tuế!". Chuyển đến một vị trí và thời điểm khốc liệt hơn, ngay từ năm 1934 thị trưởng Leipzig đã từ chức để phản đối chính quyền phát xít dỡ bỏ bức tượng nhạc sĩ Đức gốc Do Thái Felix Mendelssohn trước Cung Âm nhạc. Sự kết nối sâu sắc giữa âm nhạc và chính trị vẫn đang diễn ra.
Bài hát Zadok the Priest
Năm 2016, Valery Gergiev đã chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Mariinsky tại Palmyra, Syria, kết quả buổi hòa nhạc được phát trên truyền hình nhà nước Nga với việc bổ sung các cảnh quay cho thấy quân đội Nga hỗ trợ lực lượng chính phủ Syria. Rõ ràng là âm nhạc thường xuyên bị chính trị hóa, nhưng liệu điều ngược lại có xảy ra không? Là các chính trị gia cũng yêu âm nhạc và cũng là nhạc sĩ? Cụ thể hơn, các chính trị gia có thể chơi piano?
Câu trả lời ngắn gọn là có! Một số chính trị gia là nhạc sĩ và một số ít có thể chơi piano. Chính trị gia người Anh hiện đại rõ ràng nhất là Edward Heath, ông là Thủ tướng Vương quốc Anh từ năm 1970 đến 1974. Heath luôn duy trì mối quan tâm đến âm nhạc cổ điển, đáng chú ý là việc đặt một cây đại dương cầm Steinway ở số 10 phố Downing.
Cây đàn piano Steinway & Sons của ông Edward Heath
Ở một đất nước gần đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một ví dụ khác. Ông đã có 10 năm học piano tại nhạc viện Amiens. Xa hơn về phía đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin không ngại thể hiện khả năng chơi piano của mình khi chơi hai bản nhạc nổi tiếng về thủ đô Moscow và thành phố St Petersburg là "Moscow Windows" và "The City Over the Free Neva" và là một trong số ít các chính trị gia đã để các kỹ năng chơi đàn của mình được quay phim.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chơi đàn piano
Tất nhiên, sẽ là thiếu xót vô cùng lớn trong danh sách đầy đủ các chính trị gia chơi piano nếu không có Tổng thống thứ 37 của Mỹ, Richard Nixon. Khả năng chơi piano của Nixon có lẽ là một trong những người hay nhất với rất nhiều video trên YouTube về việc ông ấy chơi đàn. Nixon không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn mà còn là một nhà soạn nhạc khi đã viết bản Piano concerto số 1 của mình.
Richard Nixon chơi bản Piano concerto số 1 của ông trên piano Steinway
Tiếp tục ở lại nước Mỹ, nên nhắc đến bà Condoleezza Rice, Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời George Bush, người được đào tạo piano bài bản ngay từ khi còn nhỏ nhưng bà ít khi biểu diễn trước công chúng. Năm 2008, cựu ngoại trưởng Rice đã chơi đàn piano tại cung điện Buckingham, London trước sự chứng kiến của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Bà Rice chơi đàn piano tại cung điện Buckingham, London trước sự chứng kiến của Nữ hoàng Anh Elizabeth II
Và người ta tự hỏi liệu rằng các kỹ năng chơi đàn piano của những chính trị gia này có giúp họ hoàn thành các công việc chính trị của mình tốt hơn không? Bà Condoleezza Rice thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015 rằng nó chắc chắn là có, bà nói rằng cây đàn piano đã cho phép bà thu hút được sự chú ý, cho bà thêm khả năng tập trung. Tuy nhiên, điều chắc chắn là khả năng điều khiển cảm xúc khi chơi âm nhạc, biến nó thành một công cụ chính trị đặc biệt mạnh mẽ. Nelson Mandela đã truyền đạt một cách hiệu quả mối quan hệ giữa âm nhạc và chính trị bằng những khẳng định rằng chính trị có thể được củng cố bằng âm nhạc, và âm nhạc cũng có một tiềm năng để thúc đẩy chính trị.