Cách dùng cảm âm để tìm giai điệu bài hát

05/07/2019 13945

Là người yêu thích bộ môn âm nhạc piano, chúng ta cũng ít nhiều cảm nhận được vai trò quan trọng của khả năng cảm âm đối với các pianist. Thật vậy, nếu xuất phát điểm chỉ là muốn biết đọc và chơi đàn theo những bản nhạc có sẵn, bạn có thể sẽ không cần đến khả năng cảm âm.

Tuy nhiên, đỉnh cao của một người chơi piano được đánh giá ở trình độ cảm âm, hay còn được hiểu là khả năng nghe và chơi bất cứ bài hát nào mà mình yêu thích mà không cần bản nhạc. Cảm âm là một khả năng thiên phú, tuy nhiên người chơi đàn hoàn toàn có thể nâng cao cảm âm của mình qua quá trình luyện tập.

Sau đây là một số bước để bạn dựa vào khả năng cảm âm để tìm giai điệu bài hát. Và ngược lại, việc này cũng có tác dụng rất lớn giúp người chơi đàn nâng cao trình cảm âm của mình.

Bước 1: Trang bị vốn đàn

Nền tảng nhạc lý căn bản là điều kiện cần thiết đầu tiên để bước vào luyện tập khả năng cảm âm hay tìm gia điệu của một bài hát. Sau đó, bạn nên luyện đàn thành thạo ít nhất 10 bài nhạc trở lên để quen dần cảm giác chơi các nốt. Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng từ 1 đến 2 tháng.

Bước 2: Thuộc giai điệu bài hát

Bạn có thể học thuộc lời và cách hát, điều này đồng thời sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn giai điệu bài hát.

Bước 3: Phân biệt tông của bài hát

Cụ thể, bạn cần có kỹ năng phân biệt được bài hát thuộc tông trưởng hay tông thứ.

Ban đầu, các bạn cũng nên luyện tập với các bài hát tông thứ như nhạc sến hoặc dân ca để luyện tập khả năng cảm âm hiệu quả. Khi trình cảm âm của bạn dần dần nâng cao thì sau đó bạn hẳn chuyển sang luyện tập với những thể loại nhạc khác.

Bước 4: Đánh thử các nốt của giai điệu trên phím đàn

Ngoài cảm giác, việc tìm giai điệu bài hát cũng có một có nguyên lý cơ bản mà bạn có thể áp dụng như sau:

  1. Các nốt đầu tiên của bài hát thuộc tông thứ thường rơi vào nốt Là (A) hoặc nốt Mi (E) (bậc 1 và bậc 5)
  2. Các nốt cuối câu của bài hát thuộc tông thứ thường rơi vào nốt Là (A), Mi (E), Rê (D)
  3. Các nốt cuối câu của các bài hát thuộc tông trưởng thường rơi vào nốt Đô (C), Son (G) (bậc 1, bậc 5 hoặc bậc 3)
  4. Nốt kết của câu nhạc trước thường trùng với nốt đầu của câu nhạc liền kề sau đó
  5. Nếu thấy câu nhạc có chút khác lạ ở một số nốt, hãy đổi nốt và đánh lại lần nữa

Những cách luyện tập kỹ năng cảm âm hiệu quả

Theo cô Lê Phương Uyên, Hiệu trưởng hệ thống trường nhạc Việt Thương thì khả năng này hoàn toàn có thể được nâng cao bằng cách luyện tập. Một trong những cách cảm âm đơn giản và hiệu quả nhất là nhớ được cao độ của từng nốt. Cụ thể, hãy nghe đi nghe lại nhuần nhuyễn 7 nốt C, D, E, F, G, A, B bắt đầu từ những quãng ngắn. Chăm chỉ luyện tập, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy được khả năng cảm âm của mình tiến bộ rõ rệt.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực phân phối các loại nhạc cụ ngoại nhập, Việt Thương còn sở hữu hệ thống trường nhạc tiêu chuẩn quốc tế với bề dày trên 20 năm cùng với đội ngũ thầy cô giỏi và có bằng cấp cao.

Hiện Việt Thương Music School đang cung cấp các khóa học piano chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế cho nhiều lứa tuổi. Đây được xem là một trong những khóa học piano chất lượng và hiệu quả nhất Việt Nam.

Việt Thương Music School hiện là trường nhạc trong nước duy nhất sở hữu giáo trình được Việt hóa phù hợp cho nhiều lứa tuổi. Đến với Việt Thương Music School, bạn sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tốt nhất năng khiếu với piano nói riêng và bất kỳ bộ môn nhạc cụ nào khác.

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.