Mozart đã chép lại bản nhạc Miserere như thế nào?

02/11/2019 2281

Wolfgang Amadeus Mozart – Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo. Ông nổi tiếng về rất nhiều thứ nhưng ít ai biết được ông đã từng đạo một bản nhạc hợp xướng của Vatican theo trí nhớ.

Tác phẩm đó là Miserere mei, Deus (Xin Chúa rủ lòng thương), dựa trên bài thánh ca 51, được soạn vào những năm 1630 bởi linh mục Công giáo Gregorio Allegri.

Miserere được coi là một trong những bản nhạc phổ biến nhất từ cuối thời Phục hưng. Thế nhưng trong nhiều năm, do sắc lệnh của giáo hoàng, nếu muốn nghe, người ta phải đến Vatican. Nếu ai vi phạm lệnh cấm sao chép bản nhạc sẽ bị trục xuất khỏi nhà thờ Công giáo. Lệnh cấm sao chép bản nhạc này đã tồn tại gần 1,5 thế kỉ.

Mozart đã chép lại bản nhạc Miserere như thế nào?

Thiên tài âm nhạc Mozart - Người đã sao chep bản nhạc Miserere lừng danh dựa theo trí nhớ của mình trong vong 15 phút

 

Bản nhạc càng trở nên bí ẩn khi nó chỉ được phép trình diễn công khai vào hai ngày đặc biệt trong Tuần lễ Thần thánh (tuần trước lễ Phục sinh), đó là thứ Tư thần thánh và thứ Sáu tốt lành. Công chúng từ khắp nơi trên thế giới đổ về Vatican để nghe bản nhạc.

Trong nhiều năm mặc dù Vatican đã từ chối phát hành bản sao của bản nhạc, nhưng đến giữa thế kỷ 18, Giáo hội Thiên chúa đã bị thuyết phục tặng ba bản sao cho ba cá nhân nổi bật. Đó là Vua Bồ đào Nha – Nhà soạn nhạc lừng danh; tu sĩ Công giáo Giovanni Battista Martini và Hoàng đế Leopold I.

Về Hoàng đế Leopold, ông đã được nghe bản nhạc này trong chuyến thăm Vatican vào cuối những năm 1600 và trở nên say mê nó. Ông đã tận dụng sức ảnh hưởng của mình để thuyế phục Giáo hoàng đưa cho ông bản sao của bản nhạc. Sau đó, ông triệu tập những ca sĩ giỏi nhất và sắp xếp một buổi biểu diễn tại Nhà thờ Hoàng gia ở Vienna. Buổi biểu diễn nhạt nhẽo và mờ nhạt.

Điều này khiến Hoàng đế tin rằng mình bị lừa và đã bị đưa một bản sao kém chất lượng của bản nhạc. Ông phái sứ giả tới Vatican để giải thích với Giáo hoàng những gì đã xảy ra. Thất vọng vì mệnh lệnh của mình không được tuân thủ, Giáo hoàng đã sa thải Maestro di Cappella – người đã đưa cho Hoàng đế Leopold bản sao.

Mozart đã chép lại bản nhạc Miserere như thế nào?

Nhưng qua nhiều năm, dàn hợp xướng của Giáo hoàng đã thêm thắt nhiều chi tiết vào bản gốc nên bản nhạc được trình diễn khác với bản gốc. Những thay đổi này cũng không được ghi chép lại. Maestro di Capella đã được trở lại làm việc ở Vatican sau khi Giáo hoàng nghe giải thích về điều này.

Năm 1770, cậu bé Mozart 14 tuổi đi lưu diễn quanh Italy cùng cha. Sau khi tới Rome, Mozart dự buổi lễ thứ Tư thần thánh và được nghe trọn vẹn bản nhạc Miserere. Cuối ngày đó, dựa theo trí nhớ Mozart đã viết lại toàn bộ bản nhạc dài chừng 15 phút.

Người ta còn đồn rằng Mozart đã dự lễ thứ Sáu tốt lành cuối tuần đó để nghe lại bản nhạc nhằm hoàn thiện những gì đã viết ra. Thậm chí, có người nói rằng Mozart đã giấu bản nhạc mình đã chép trong mũ và tới buổi lễ để sửa ngay tại chỗ.

Mặc dù biết rằng sao chép bản nhạc bị cấm, cha của Mozart là ông Leopold rất ấn tượng khi biết con trai đã chép lại được bản nhạc dựa theo trí nhớ. Ngày 14-4-1770 trong bức thư gửi về cho vợ, ông viết: Em thường nghe người ta nói về bản nhạc Miserere lừng danh ở Rome, vốn vô giá tới mức những người biểu diễn sẽ bị rút phép thông công nếu sao chép hoặc đưa bản sao chép cho ai đó.

Tuy nhiên, không giống các bản sao chép hợp pháp tồn tại thời đó, bản của Mozart có đầy đủ các thay đổi mà dàn hợp xướng đã thêm thắt trong quá trình biểu diễn nhiều năm. Chính những thay đổi này mới làm nên tầm quan trọng cho bản nhạc và như đã nói, những thay đổi không được ghi chép trong bản nhạc gốc của tác giả Allegri.

Sau khi chép lại bản nhạc Miserere, Mozart đã dự tiệc cùng cha. Tại đó, người ta nói về bản nhạc và ông Leopold đã khoe với các vị khách rằng con trai ông đã chép được bản nhạc huyền thoại dựa theo trí nhớ. Điều này khiến một số vị khách tỏ ra hoài nghi. Tuy nhiên, dự bữa tiệc có một nhạc sĩ tên là Christoferi, người đã từng trình diễn bản nhạc khi là thành viên của dàn hợp xướng Giáo hoàng. Sau khi xem bản sao mà Mozart chép, ông xác nhận đó chính là bản sao của bài hát.

Những gì xảy ra tại bữa tiệc rất khó để kiểm chứng. Tuy nhiên, có một thông tin xác thực đó là bản nhạc Miserere mà Mozart chép dựa theo trí nhớ đã tới tai Giáo hoàng Clement XIV.

Giáo hoàng sau đó đã triệu tập nhà soạn nhạc trẻ đến Rome trong khi Mozart đang đi du lịch qua Naples. Tuy nhiên, thay vì buồn bã hay loại trừ Mozart, Giáo hoàng đã ấn tượng bởi tài năng và sáng kiến âm nhạc của Mozart. Ông đã tặng cậu bé Huân chương Chivalric of the Golden Spur- tương đương hiệp sĩ Giáo hoàng.

Huân chương này là điều mà Mozart dường như đã vô cùng tự hào. Cậu thường đeo huân chương và ký tên mình là Chevalier de Mozart. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi cha đề tháng 10-1777, Mozart khi đó 21 tuổi nói rằng trong một buổi hòa nhạc có nhiều nhà quý tộc tham dự, cậu đã bị các nhà quý tộc chế giễu vì đeo chiếc huân chương. Sau đó, cậu đã ngừng đeo và không ký tên mình như trên nữa.

Mozart đã chép lại bản nhạc Miserere như thế nào?

Sau sự kiện Mozart sao chép lại bản nhạc, hoặc là ấn tượng với Mozart, hoặc là nhận thấy không giấu được bản nhạc nữa, hoặc có thể không quan tâm tới việc giữ bí mật bản nhạc như những người tiền nhiệm, Giáo hoàng Clement XIV đã bỏ lệnh cấm sao chép bản nhạc Miserere và công bố rộng rãi cho công chúng. Tuy nhiên, do phong cách dàn hợp xướng Giáo hoàng trình diễn bản nhạc mà suốt gần một thế kỷ sau đó, bản gốc chỉ có thể được nghe tại Vatican.

Mãi tới năm 1840, khi một linh mục tên là Pietro Alfieri xuất bản bản nhạc Miserere với đầy đủ các chi tiết thay đổi, thế giới cuối cùng mới có một bản nhạc chính xác như những gì mà dàn hợp xướng Giáo hoàng trình diễn tại Vatican.

Người ta thường nói rằng Mozart đã đưa (hoặc bán) bản phiên âm Miserere của mình cho nhà sử học âm nhạc người Anh, Tiến sĩ Charles Burney. Ông là người đã xuất bản nó vào năm 1771 ngay sau chuyến lưu diễn của mình qua Ý.

Người ta chỉ biết ông Burney đã gặp Mozart trong thời gian cả hai cùng công diễn ở Italy. Hơn nữa, ông Burney cũng gặp cả linh mục Giovanni Martini – một trong ba người đã có trong tay bản sao hợp pháp của Miserere.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.