10 tác dụng của Âm Nhạc với sức khỏe

03/06/2019 21119

Cơ bản mà nói, ngay cả khi chưa có một dẫn chứng khoa học nào về tác dụng của Âm Nhạc, vì tất cả mọi người đã có thể tự cảm nhận điều đó hầu như mỗi ngày. Dù là một danh sách các bài hát quen thuộc ta nghe khi đang chạy bộ buổi sáng hoặc trong phòng Gym đầy khí thế; hay một bản nhạc gây thương nhớ nào đấy để làm tâm hồn ta lắng đọng sau một ngày dài mệt mỏi. Thể loại nhạc phù hợp sẽ giúp cải thiện và thay đổi tích cực cho tâm hồn của mỗi người.

Nhưng còn hơn thế, Âm Nhạc ngoài tác dụng bổ ích cho tinh thần, nó cũng có thể cải thiện ngay cả thể chất cho con người. Và dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem Âm Nhạc giúp ích thêm gì nữa cho chúng ta nhé, có cả xác nhận Khoa học hẳn hoi đấy.

1. Ngay khi còn trong bụng Mẹ

Âm nhạc đã thức tỉnh các giác quan của bé, đặc biệt là nhận thức mọi sự thay đổi đang diễn ra bên ngoài. Một nghiên cứu mới đây tại Học viện Khoa Học Não Bộ tại Washington cho biết rằng, khi trẻ em được tham dự các bài học Âm Nhạc (không phải trực tiếp đàn), khả năng phản xạ tại võ não trở nên rất nhạy, tác động trực tiếp đến Thùy Trán của Não, nơi kiểm soát sự tập trung và khả năng phán đoán.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng với các mẫu nhạc có giai điệu bắt tai có thể phát triển khả năng diễn thuyết bên cạnh khả năng phản xạ nhanh nhẹn của trẻ, hiệu ứng tích cực này có thể duy trì rất lâu.

2. Cải thiện Tâm trạng

Có bao giờ bạn đọc tự hỏi rằng, không biết tại sao nghe một bản nhạc nào đó, tự nhiên ta cảm thấy vui, yêu đời? Hiển nhiên là có đúng không, và nguyên nhân chính là Dopamine - Hormone Hạnh Phúc có trong Não Bộ tiết ra. Thực tế, bạn đọc càng nghe một bài nhạc đặc biệt nào đó, thì mức Dopamine tiết ra càng cao. Một nghiên cứu tại The British Journal of Psychiatry phát hiện ra rằng, hoạt động chơi nhạc, lại cực kỳ hiệu quả để giảm stress. Và một nghiên cứu khác cho thấy, khi ta nghe một bài nhạc có giai điệu, tiết tấu bắt tai, thì chúng ta sẽ cảm thấy phấn khởi và tự nhiên nhìn đời thấy đáng yêu hơn.

Vì thế, nếu bạn muốn luôn luôn được nhìn thấy nắng mai và cầu vòng, hạn chế sự buồn bã, thất vọng trong cuộc sống, thì hãy bắt đầu một danh sách bài nhạc tươi vui đi nhé. Một vài gợi ý, ca khúc Happy của Pharrell và Beautiful Day của U2.

(Đọc đến đây chắc bạn đọc đã mở thêm tab mới rồi bật bản nhạc lên rồi đúng không?)

3. Giảm sự lệ thuộc vào Thuốc

Thay vì chúng ta phải nằm một chỗ và làm bạn với tiếng beep beep, vù vù trong Bệnh viện, thì một nghiên cứu mới đây của Đại học Minnesota cho ra kết quả cụ thể rằng, khi nghe nhạc 80 phút/ngày sẽ giúp giảm đến 19% nỗi lo lắng bồn chồn, giảm 37% lệ thuộc vào thuốc an thần. Và sức mạnh của Âm nhạc tác động đến bệnh nhân tâm thần đạt hiệu quả gấp đôi!. Với thí nghiệm thứ nhất, các bệnh nhân sẽ được nghe bản nhạc mà họ yêu thích trong suốt thời gian họ làm một việc bất kỳ nào đó. Và nếu trước đây họ thường cần sự giúp đỡ, thì bấy giờ họ hoàn toàn có thể tự làm một mình. Thứ hai, Âm Nhạc khuyến khích tâm trí họ nghỉ ngơi và an thần.

4. Cải thiện Sức khỏe Tim mạch

Nếu bạn muốn có một trái Tim khỏe mạnh, thì hãy bật ngay một vài bản nhạc của Mozart lên. Trong một vài thí nghiệm gần đây liên quan đến Sức khỏe và Âm nhạc, thì sự liên đới giữa Sức khỏe Tim mạch và Nhạc cổ điển (cụ thể là của Mozart và Strauss). Theo như kết quả của Trường đại học Ruhr University Bochum, thì Huyết áp và Nhịp tim của các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm được giảm xuống và được giữ trong chỉ số ổn định sau khi 25 phút nghe các bản nhạc Cổ điển. Rõ ràng các bản nhạc Cổ điển đã tác động cực kỳ hiệu quả đến sức khỏe Tim mạch của chúng ta.

Điển hình nhé, là tác phẩm Symphony No.40 in G minor của Mozart.

5. Nâng cao hiệu suất hoạt động cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc trong lúc làm việc, sẽ tạo ra  hiệu quả cao không ngờ trong các đặc tính bền bỉ, kiên nhẫn, sáng tạo và tràn đầy sinh lực. Hiệu quả này nhiều đến mức được các nhà chuyên môn khẳng định dí dỏm rằng đây là một "liều thuốc tăng suất" hợp pháp (đây cũng là lý do vì sao các vận động viên thể thao chuyên nghiệp không được phép sử dụng headphone khi đi thi, đặc biệt là thi chạy và đua xe). Thậm chí đối với các trường hợp không phải là vận động viên đi nữa, thì âm nhạc cho ta khả năng đẩy mạnh năng suất hoạt động thể chất hằng ngày. Đơn giản như việc đi bộ thể dục chẳng hạn, chúng ta thường có xu hướng đi nhanh hơn khi nghe nhạc vì cơ thể ta dần dần sẽ cùng "nhịp" với nhịp nhạc.

6. Gia tăng Kháng thể

Ngay khi mùa bệnh cảm & cúm đến, thì chúng ta nên xem xét bổ sung Âm Nhạc vào như là một "hệ thống phòng thủ bệnh" của cơ thể nhé. Một nghiên cứu thực hiện bởi Phòng Thể Chất Đại Học McGill University cho kết quả rằng, khi chúng ta nghe nhạc, Kháng thể Globulin A sẽ gia tăng, đây là kháng thể hiện diện trong đường tiêu hóa, trong phổi và bề mặt niêm mạc, giúp phòng tránh sự nhiễm khuẩn. Trong khi đó, ngay cả khi bị ung thư đi nữa, thì bệnh nhân hãy nên thường xuyên hát tốp ca để nâng cao tinh thần và nâng cao kháng thể nhé. Một nghiên cứu trong tháng 4 năm nay đã khám phá rằng, chỉ cần liên tục 1 giờ chúng ta hát cùng nhau (hát tốp ca, ví dụ ca đoàn Nhà Thờ chẳng hạn), thì lượng kháng thể A sinh ra càng cao, giúp giảm  stress cực kỳ hiệu quả cùng với sự cải thiện rõ rệt về tâm trạng đấy.

7. Gắn kết mọi người

Sợi dây gắn kết mọi người nằm trong các bản nhạc mà chúng ta chia sẻ với nhau. Theo như một nghiên cứu trong tạp chí Frontiers in Psychology, khi chúng ta tập hợp lại cùng hát và chơi nhạc, thì hormone Oxytocin (một loại hormone gắn kết) được sản sinh ra rất nhanh chóng, giúp tăng độ tin cậy lẫn nhau, trí nhớ, thương yêu và hào phóng.

Đối với trẻ con, các hoạt động âm nhạc giúp cho bọn trẻ năng động và tiếp xúc với thế giới bên ngoài dạn dĩ hơn, và đây là mấu chốt để tạo nên sự thành công trong công việc tương lai. Một nghiên cứu của Đại Học Cambridge chỉ ra rằng, khi trẻ con tham gia một lớp nhạc, chúng có thêm sự đồng cảm, biết nhường nhịn nhau, biết vị tha, hình thành nhân cách tốt hơn so với những đứa trẻ không được tiếp thu âm nhạc.

8. Cải thiện trí nhớ và Khả năng giao tiếp

Tổn thương Não ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của con người, đặc biệt là các bệnh nhân sau tai biến. Nhưng nhờ vào Âm Nhạc, bệnh nhân được nghiên cứu chỉ ra kết quả thành công trong việc lấy lại kỹ năng giao tiếp.

Vì bán cầu não Trái điều khiển khả năng giao tiếp và bán cầu não Phải điều khiển sự Cảm thụ âm nhạc, bệnh nhân được dạy hát những bài họ nghĩ trong đầu, và kết quả đã thành công trong việc giúp họ lấy lại khả năng nói.

Trong cách điều trị khác áp dụng cho cho bệnh nhân bị hội chứng Alzheimer, Âm Nhạc giúp họ nâng cao khả năng lưu trữ thông tin, cải thiện tình trạng mất trí nhớ, kết quả này được Đại Học California-Irvine tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân Alzheimer, và để họ nghe nhạc Cổ điển trong suốt quá trình nghiên cứu.

9. Ngủ ngon hơn

Chúng ta muốn ngủ ngon hơn? Hãy để mắt nghỉ ngơi và lắng nghe một bản nhạc êm dịu nhé. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nghe nhạc cổ điển trong 45 phút giúp những người bị mắc chứng mất ngủ lâu năm có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Điều này dẫn đến một kết quả rất khả quan so với các người không nghe nhạc hoặc đọc sách hoặc không làm gì cả.

Các nhà nghiên cứu cho rằng âm nhạc có khả năng làm thư giãn các cơ tay chân trong khi làm phân tán suy nghĩ trong Não bộ, giúp người ta dễ dàng ngủ ngon hơn.

10. Giúp ta ăn ít hơn!!!

 

Điều này thật thú vị và bất ngờ đúng không nào? Đặc biệt là cho quý bạn đọc nào đang muốn giảm cân giữ sức khỏe.

Nghe nhạc không những giúp ta ăn ngon hơn, mà còn thay đổi cả nhận thức và tâm trạng khi ăn. Một nghiên cứu thú vị được thực hiện tại nhà hàng Hardee's fast-food, các thực khách được nghe nhạc Jazz êm dịu, và bất ngờ thay, họ ăn chậm lại và ăn một cách tận hưởng hơn, không khí lại trở nên ấm áp và thi vị hơn.

Chúng ta vừa đọc qua 10 tác dụng hữu ích và thú vị của Âm Nhạc, vậy thì ngay bây giờ chúng ta hãy cùng bật một bản nhạc yêu thích lên và tận hưởng nó sau một ngày dài làm việc căng thẳng và nặng nề đúng không nào?

Xin chúc quý độc giả nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.