Phân biệt các cách tiếp cận âm nhạc: Dạy vẹt - Dạy nghề - Giáo dục âm nhạc

04/03/2020 1671

Dạy âm nhạc và dạy hát tại nhà trường phải là một phương cách mang lại niềm vui cho trẻ em chứ không phải là một sự tra khảo; mở rộng dần dần lòng khát khao về một thứ âm nhạc tinh tế hơn trong trẻ, một lòng khát khao kéo dài suốt đời.”

( Zoltan Kodály)

Câu triết lý của nhà giáo dục Zoltan Kodály đã phần nào nói lên được, mục đích hướng tới của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non Music For Little Mozarts tại Việt Thương Music. Đây chính là sự khác biệt cơ bản nhất của chương trình này với các cách thức dạy và học nhạc thường thấy là dạy vẹt - học vẹt, dạy nghề - học nghề. 

Hãy cùng Việt  Thương Music tìm hiểu ưu nhược điểm của từng cách thức tiếp cận âm nhạc đang được áp dụng tại các trung tâm âm nhạc hiện nay.

Các hình thức tiếp cận âm nhạc phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Truyền nghề - hạy nghề

Đây là cách thức giáo dục âm nhạc truyền thống, hiện vẫn được đa số các trung tâm, các trường nhạc áp dụng. Nhất là các nhạc viện. Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ học từ lý thuyết sau đó là thực hành.

Mục đích: Thầy cố gắng truyền nghề, trò cố gắng học nghề.

Trọng tâm: Thầy cố gắng phát triển nghề cho được, trò phải khổ luyện để thành nghề.

Kết quả tích cực: Thầy đào tạo được những tay nghề mới, trò trở thành nhạc công, nghệ sĩ giỏi. 

Kết quả tiêu cực: Thầy nản lòng với trò ít năng khiếu, lúc này sẽ chuyển sang dạy vẹt. Trò nản lòng khi không xác định nghề nghiệp tương lai là âm nhạc, như vậy chỉ trong thời gian ngắn trẻ sẽ chán nản và sợ âm nhạc. 

Tiếp cận âm nhạc theo cách hàn lâm này là phương pháp từ xưa đến nay người Việt vẫn quen dùng. Có rất ít niềm vui thích của con trẻ được tìm thấy ở đây. Cách học này chỉ dành cho những trẻ có năng khiếu thiên bẩm, mà số này chỉ chiếm chưa tới 10% số trẻ học nhạc. Còn lại, học theo cách dạy nghề học nghề, rất nhiều trẻ bỏ ngang và cảm thấy sợ hãi với âm nhạc. 

Học vẹt – Dạy vẹt

Thời gian gần đây chúng ta thường thấy nhiều Trung tâm âm nhạc, các thầy cô giáo dạy nhạc giới thiệu các khóa học nhạc ngắn hạn, trong vài tháng trẻ có thể đánh đàn được với một số bài nhạc nhất định. 

Phương pháp dạy: Thầy cô nhồi càng nhiều bản nhạc vào trò càng tốt, trò cố gắng thuộc lòng càng nhiều càng tốt. 

Mục đích: Thầy lấy số lượng bài trò có thể đàn vẹt làm thành tích, trò lấy sự hài lòng của thầy và phụ huynh làm trọng tâm.

Kết quả tích cực: Sự hài lòng tạm thời của thầy và phụ huynh, sự cảm  hứng ngắn hạn của trò.

Kết quả tiêu cực: Thầy bế tắc khi dạy những bài càng ngày càng khó, trò bế tắc vì không thể tự mình khám phá những bản nhạc mới ( trong thời gian ngắn sẽ chán). 

Giáo dục âm nhạc

Là cách thức đưa âm nhạc đến với trẻ một cách tự nhiên, sáng tạo. Tạo ra một quá trình học nhẹ nhàng vui vẻ, nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc có sẵn.

Phương pháp: Thầy hướng dẫn trải nghiệm trước, đúc kết lý thuyết sau. Trò trải nghiệm âm nhạc thực tiễn, chuyển hóa thành lý thuyết.

Trọng tâm: Thầy giáo dục âm nhạc để phát triển con người, trò học nhạc phát triển nhân cách. 

Kết quả tích cực: Thầy mang lại lợi ích tích cực từ sự vun trồng tình yêu âm nhạc nơi học viên. Tình yêu âm nhạc góp phần định hình một nhân cách đẹp. 

Kết quả tiêu cực cũng là tích cực: Thầy không dễ phát hiện những năng khiếu để hướng nghiệp (không nhiều), trò hiểu khả năng và mục đích học của mình là phát triển nhân cách ( không nản chí khi học). 

Tạm kết

Với rất nhiều cách thức tiếp cận âm nhạc hiện hành, Việt Thương Music lựa chọn phương thức giáo dục âm nhạc dành cho lớp học nhạc lứa tuổi mầm non với chương trình được soạn thảo riêng đúng lứa tuổi của trẻ. Áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực của 3 nhà giáo dục lớn Dalcroze, Zoltan Kodaly và Orff Schulwerk. Với mục đích khơi gợi niềm khát khao âm nhạc, xây dựng một nhân cách đẹp cho các em tham gia lớp học.

Xem thêm >>> Nội dung chương trình âm nhạc piano mầm non Music For Little Mozarts

Toàn bộ các khóa Music for Little Mozarts được thiết kế để phát triển sự sáng tạo nơi trẻ em. Câu chuyện của Gấu Beethoven và Chuột Mozart xuyên suốt toàn bộ các khóa học, và việc sử dụng những đồ chơi bằng vải bông trong việc dạy piano làm câu chuyện trở nên sống động, và đây sẽ là một quá trình học piano đầy thú vị cho trẻ.

Chỉ có những điều thật thú vị, mới xứng đáng với sự thú vị của trẻ em.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình học vui lòng liên hệ: 1800 6715 

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.