Ngành công nghiệp âm nhạc hậu Covid 19

24/06/2020 1807

Ngành công nghiệp âm nhạc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Coronavirus, trực tiếp nhất là doanh thu của mọi ngành nghề liên quan đến âm nhạc. Việc ngừng hoạt động trung bình trong 6 tháng qua ước tính ngành công nghiệp âm nhạc lỗ hơn 10 tỷ đô la, tuy nhiên sau 6 tháng đầu năm một số nơi đã khôi phục phần nào hoạt động vốn có nhưng còn nhiều nơi trên thế giới sẽ còn chịu ảnh hưởng lâu dài hơn.

Ngành công nghiệp âm nhạc đang bắt đầu trở mình với nhiều cách mới hơn để kiếm tiền từ việc tiêu thụ âm nhạc trực tuyến, bán hàng trực tuyến. Các giao dịch trên internet này đã tăng từ 9% lên 47% tổng số doanh thu toàn cầu trong năm. 

Ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu trị giá hơn 50 tỷ đô la với hai dòng thu nhập chính là các tour diễn, chiếm 50% tổng doanh thu, chủ yếu xuất phát từ việc bán vé cho các buổi biểu diễn trực tiếp. Nguồn thu thứ hai từ các sản phẩm âm nhạc thu âm như các bài hát phát trực tuyến, các sản phẩm âm nhạc cho phim, game, quảng cáo… Trong số này âm nhạc phát trực tuyến chiếm doanh thu hơn một nửa. 

Ngành công nghiệp âm nhạc hậu Covid 19

Biểu đồ thể hiện doanh thu ngành âm nhạc thế giới  - Diễn đàn kinh tế  thế giới

Ảnh hưởng của Covid tới ngành công nghiệp âm nhạc

Ngành âm nhạc trực tuyến

Trước đại dịch, doanh số âm nhạc trực tuyến chiếm một phần tư doanh thu âm nhạc được ghi nhận, trong khi các phòng thu âm, các cửa hàng nhạc cụ bị đóng cửa, doanh số giảm trung bình 11%. Tại Trung Quốc theo như báo cáo thay đổi về hành vi nghe nhạc trong và sau đại dịch của Entertainment (TME) cho thấy các ứng dụng nghe nhạc trên Tv và các thiết bị thông minh được ưa chuộng hơn cả. 

Trong quý đầu năm 2020, doanh thu từ âm nhạc trực tuyến tăng 70% so với cùng kỳ năm trước, đạt 42,7 triệu người tăng 50,4% so với năm trước. Tsai Chun Pan – Phó chủ tịch Tập Đoàn, phòng Hợp tác Nội dung – TME phát biểu.

nganh_cong_nghien_ma_nhac_covid

Các giao dịch trên internet này đã tăng từ 9% lên 47% tổng số doanh thu toàn cầu trong năm - Diễn đàn kinh tế thế giới.

Spotify một ứng dụng âm nhạc trực tuyến đã kết nạp thêm nhiều user sử dụng, điều này cho thấy người yêu nhạc bắt đầu có xu hướng thay đổi thói quen thưởng thức âm nhạc và các thể loại nhạc giải trí đang ngày càng phổ biến. 

Về lượng các đĩa nhạc được tiêu thụ theo dữ liệu ban đầu cho thấy giảm 7-9% ở một số thị trường, nhưng cho đến thời điểm hiện tại đã phục hồi không ít do tình hình dịch bệnh được khống chế ở nhiều nơi. 

Chi tiêu cho quảng cáo âm nhạc được giảm xuống hết cỡ

Hiện nay nhiều hoạt động âm nhạc vẫn đang tê liệt hoàn toàn, các ngành tổ chức sự kiện âm nhạc, phòng thu, các nhãn hiệu sử dụng nghệ sĩ, ca sĩ quảng cáo đều ngưng trệ trong nửa đầu năm 2020. Hơn 40% các công ty chi quảng cáo cho các dịch vụ âm nhạc đều cắt, hoặc giảm chi tiền quảng cáo cho các dịch vụ của họ. Ngay cả các kênh quảng cáo trực tuyến cũng hoàn toàn cắt giảm tối đa, điều này ảnh hưởng đến tổng doanh thu ngành và thu nhập cá nhân cho các nghệ sĩ. 

Phân phối các dự án âm nhạc

Nhiều nghệ sĩ cho biết họ phải hoãn ngày phát hành các album so với dự kiến ban đầu cho tới khi cuối năm. Một phần không thể sử dụng các tour diễn để quảng bá album mới, trong khi các buổi live trực tiếp đang bị cấm hoàn toàn. Một danh sách dài các buổi hòa nhạc, sự kiện âm nhạc lớn bị hủy bỏ. 

Chừng nào lệnh cấm các cuộc tụ họp lớn còn tiếp tục, doanh thu của ngành âm nhạc gần như bằng không. Để duy trì các cửa hàng, các phòng thu và công việc ở mức độ chấp nhận được ngành công nghiệp âm nhạc sẽ tiêu tốn 10 tỷ đô, nếu sự việc cấm diễn còn kéo dài thiệt hại sẽ còn trên mức đó. 

Không chỉ vậy triển vọng sau đại dịch xuất hiện đầy thách thức, dự báo tăng trưởng các buổi biểu diễn live sẽ được điều chỉnh đáng kể. Việc xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực này chỉ có thể ổn định cho tới khi tìm ra vắc xin cho coronavirus.

Ngành công nghiệp âm nhạc hậu Covid 19

Cơ chế hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp cho ngành công nghiệp âm nhạc

Ngành công nghiệp âm nhạc tập hợp xung quanh cộng đồng của mình những đế chế có thể hỗ trợ cho những người có thu nhập bị ảnh hưởng do Covid 19 như Universal Music, Spotify, Amazon Music, Youtube Music…

Nhiều nhà sản xuất nhạc cụ cũng đưa ra các chương trình trợ giá hấp dẫn cho sản phẩm của mình, để nhiều nghệ sĩ, người yêu nhạc có thể sở hữu nhạc cụ yêu thích trong mức giá phải chăng như Roland (RP-30) hay Casio (CDP-150)…

Đồng thời trong dịp này chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng phát triển các gói viện trợ cho các ngành công nghiệp và người lao động bị khủng hoảng do COVID-19. 

Những cách thức tiếp cận khán giả mới của các nghệ sĩ

Những cách mới để các nhạc sĩ, các thương hiệu nhạc cụ thu âm gây chú ý với người hâm mộ, kéo lại doanh thu như phát trực tuyến có thu phí độc quyền, hoặc thu phí tương tác. Nhiều nghệ sĩ phản ánh doanh thu của họ đã đạt mức 50% - 100% so với bình thường. 

Điều này mở ra nhiều cách mới để âm nhạc phát triển, nhưng sự tích hợp giữa các nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, kỹ sư hậu kỳ trong việc phát triển âm nhạc dự kiến sẽ không thay đổi, mặc dù có thể nhiều việc sẽ diễn ra theo phương thức từ xa.

Có thể nói COVID 19 là đòn giáng mạnh nên kinh tế thế giới, không riêng ngành âm nhạc, nhưng âm nhạc là một trong những ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, kết thúc nửa năm 2020 các hoạt động biểu diễn, thu âm vẫn chưa hoạt động trở lại khiến những người gắn bó với âm nhạc gặp phải khó khăn không nhỏ. Dự báo trong thời gian tới, mặc dù cách thức chi trả cho âm nhạc của người tiêu dùng cũng có thay đổi, nhưng để khôi phục lại còn cần thời gian lâu dài, chúng ta cùng hi vọng năm 2021 tươi sáng hơn. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 6715


 

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.