Việc kiểm tra Piano cũ luôn được khuyên với người mua là nên nhờ một kỹ thuật viên Piano đi cùng, nhưng điều này khả năng không lớn vì người có kinh nghiệm với Piano cũ không thể làm việc toàn thời gian cho bạn.
Chính vì vậy, chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ để bạn có thể tự kiểm tra kỹ lưỡng cây Piano cũ trước khi định mua, việc này cũng làm giàu thêm kinh nghiệm về nhạc cụ phím cho bạn, cho phép bạn nói chuyện đúng trọng tâm hơn với kỹ thuật viên khi cần có bất cứ sự hỗ trợ nào về đàn.
Trước khi đến bất cứ trung tâm bán đàn Piano cũ nào đó, bạn nên tìm hiểu kết cấu cơ bản của một cây đàn Piano, vì thường vị trí đặt ốc vít của đàn khá khó khăn cho việc tìm kiếm. Nếu bạn hiểu được nguyên tắc chung của vị trí đặt ốc vít, việc mở Piano sẽ dễ dàng hơn.
Khi tháo ốc vít bạn phải chắc chắn sau đó sẽ lắp lại đúng vị trí, vì có thể một số ốc vít giống nhau, nhưng lại tạo một lỗ hổng khác nhau trong gỗ, rất dễ gây nhầm lẫn. Một số chuyên viên Piano rất cẩn thận, họ lấy một tấm bìa cứng, viết tên bộ phận vừa tháo chúng, sau đó đặt riêng biệt đúng vị trí sẽ tránh khỏi việc nhầm lẫn này.
Lưu ý không làm trầy xước hoặc hỏng các bộ phận của tủ đàn, nhất là khi chiếc Piano chưa phải là của bạn. Chỉ một vết xước cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị của chúng, chính vì vậy, nếu có thể hãy đề nghị người bán hỗ trợ bạn phần mở Piano để kiểm tra.
Giải pháp nào cho đàn piano cũ: Kawai ND-21: Giải pháp thay thế Piano cũ cho người Việt
Kiểm tra phần nắp Piano
Gấp phần trước của nắp đàn lại, sau đó mở phần cánh phía sau, chống cố định bằng cây chống chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn bản lề của nắp được gắn chặt vào các chốt, tránh trường hợp nắp đàn rơi xuống dây hậu quả đáng tiếc.
Tháo phần nắp phím
Hãy thử trượt phần nắp phím, nếu nó không trượt hết hãy kiểm tra. Có thể một thanh trượt ở dưới cùng phải được xếp lại, tạo một khoảng trống để nắp trượt có thể nhấc ra. Nhưng cũng có một số nắp trượt được giữ cố định bằng ốc vít hoặc chốt bản lề.
Tháo phần nắp trượt khá khó khăn, và có nguy cơ gây trầy xước cao cho phần phím đàn, nắp đàn, và phần tủ đàn phía bên cạnh. Có hai loại nắp trượt phím là một loại có thể tháo lắp dễ dàng bằng thanh trượt, một loại được gắn bằng ốc vít hoặc bản lề.
Nghiêng tấm ván trượt về phía bạn 45 độ, bằng cả hai tay, thử rút ra, nếu có ốc vít tại các điểm trục hãy tháo chúng ra. Có thể có một số cây đàn, các phần trục nối được thiết kế ẩn, bạn sẽ không dễ dàng để tháo được phần nắp trượt này. Khi tháo rời các ốc vít, hãy nhấc phần nắp trượt ra, đặt xuống sàn, nhưng cũng như phần nắp, trước khi nhấc lên bạn phải kiểm tra thử trước, có một số nắp trượt của Piano cũ sau khi tháo ra kiểm tra ở lần trước không được lắp lại chắc chắn, sẽ dễ rơi xuống, trầy xước là chuyện nhỏ, hỏng hóc là chuyện lớn đáng phải bàn. Sau khi kiểm tra xong, bạn chỉ cần làm lại trình tự ngược lại một lần nữa để lắp chúng trở lại đúng vị trí.
Tháo phần phụ bàn phím kiểm tra
Mục đích của việc này nhằm đảm bảo bộ máy bàn phím không có bất cứ hao tổn nào như phím nứt vỡ, ố vàng từ bên trong lẫn bên ngoài. Hầu hết bàn phím đều có các ốc vít bắt phần phía dưới, khoảng 3-6 ốc vít tùy thiết kế. Nhưng cũng có một số thương hiệu như Steinway & Son, Hamlin Grands và một số thương hiệu chỉ dùng ốc vít ở hai đầu bàn phím.
Khi mở nắp đàn, tháo rời nắp phím Piano, hãy kiểm tra tất cả các bộ phận từ dây, soundboard, Pinlock, khung đàn, ngựa đàn, vỏ, trụ dầm phần phía trong cho bất cứ các vấn đề gì như trầy xước, nứt vỡ hoặc các tì vết trong bộ máy Piano. Đảm bảo mọi thiết kế kim loại còn nguyên vẹn, không thay thế. Kiểm tra độ mòn, sự hoàn chỉnh của búa đàn, hãy thắc mắc nếu búa đàn không còn đủ hoặc đã bị thay. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm xem xét hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cuốn sách thiết kế Piano đơn giản, cùng sự giải thích trợ giúp từ phía người bán hàng.
Mở nắp đàn
Hầu hết các nắp Piano đứng được thể hiện đầy đủ trong bản vẽ trên theo ba cách, bên phải là nắp đàn phong cách lớn của người Viking, bên trái là cách tháo nắp của một số cây Piano upright hiện đại. Để kiểm tra Piano hãy tháo các chốt bản lề, và đỡ phần nắp, kiểm tra tất cả các bộ phận bên trong.
Loại bỏ nắp bàn phím: Đầu tiên bạn hãy đóng nắp phím lại, xem nắp phím có chốt liên kết với phần thân đàn phía trên hay không, vếu có, việc tháo dỡ sẽ khó khăn hơn. Nhưng đối với Piano đứng, không quá cần thiết kiểm tra phần nắp bàn phím này.
Tháo kệ nhạc
Một số cây Piano upright cũ có kệ để sách nhạc riêng biệt, bạn nên tháo nó ra để kiểm tra, đôi khi kệ nhạc chỉ cần tháo bằng cách trượt khỏi khớp nối. Nhưng có một số kệ phải gỡ bỏ ốc vít mới có thể tháo rời, các ốc vít này được thiết kế ẩn dưới các khuôn trang trí.
Mở nắp tủ dưới
Bạn cần tìm được các ốc vít gắn kết phần tủ dưới của cây Piano đứng, sau đó tháo rời chúng ra, kiểm tra lại Soundboard và bộ máy bàn phím. Phần này bạn cũng lưu ý, có một số cây Piano cũ lâu ngày, bị nấm mốc, mối mọt, những tác động bên ngoài này 100% sẽ ảnh hưởng tới âm thanh, nên bạn cần phải loại trừ.
Dùng dụng cụ chỉnh âm của kỹ thuật viên Piano, chọn một nốt, sau đó chơi thử trên đàn, đảm bảo hai nốt có cao độ trung nhau, dù là bạn chơi ở bất kỳ nốt nào.
Một điều lưu ý nữa là các chốt dây đàn (pinblock), các Pinblock trong cấu trúc cây đàn là bộ phận quyết định đàn Piano có giữ được nhịp điệu hay không. Hãy kiểm tra các chốt này có còn giữ chặt dây đàn ở mức căng phù hợp hay không, các chốt còn nguyên vẹn hay đã được thay. Các pinblock được thay thế sẽ có chân lớn hơn một chút, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra.
Hãy quan sát phần dây cuộn xung quanh Pinblock. Một cây đàn Piano mới có chân cuộn dây cách mặt tấm gỗ khoảng 3/16 inch. Nếu chân bị lỏng, chúng sẽ được siết chặt lại sâu hơn, nhiều khi gần sát mặt tấm gỗ phía dưới. 3/16 inch là khoảng cách an toàn, kể cả khi bạn kiểm tra mà các chân điều chỉnh dây này bị lỏng, bạn vẫn có thể mua cây đàn này nếu khoảng trống giữa cuộn dây và mặt sàn vẫn còn đủ để siết lại dây.
Ngoài ra hãy nhìn xung quanh phần chân điều chỉnh dây, cùng các khu vực gần đó, nếu các đầu Pinblock xỉn màu, quá cũ cho thấy đó là một pinblock chất lượng không tốt, kiểm tra phía dưới chân pinblock để chắc chắn không có vết nứt do sự siết dây gây ra. Nếu chiếc đàn ở trong tình trạng tốt, và bạn có kế hoạch thay thế các pinblock hoàn hảo hãy chọn nó.
Dây đàn cũ có thể bị gỉ nhẹ, đây là điều bình thường, cho thấy chất lượng dây tốt, nhưng nếu gỉ sét quá nặng sẽ ảnh hưởng đến âm thanh Piano. Áp lực khi chỉnh có thể dễ làm dây bị đứt. Hơn nữa, hãy quan sát sự đồng nhất của dây đàn, xem dây đàn đã bị thay thế hay chưa, đôi khi sự thay thế được chọn lựa bởi một sản phẩm rẻ tiền cũng sẽ chấp nhận được, nhưng sự phiền toái sẽ tăng lên nếu sự thay thế này thường xuyên phải diễn ra.
Piano có ngựa đàn ngắn ( ngựa bass), ngựa đàn dài ( ngựa treble), chuyển sự rung động của dây đàn sang soundboard. Ngựa bass cần quan tâm đặc biệt hơn, vì nó có xu hướng mạnh hơn bị tạo ra các vết nứt xung quanh ngựa đàn do áp lực hai bên dây. Hãy dùng đèn pin để soi rõ vết nứt, dùng bàn chải mềm để làm sạch bụi.
Bạn có thể thấy ngựa đàn có vết nứt, điều này là bình thường, nhưng nếu vết nứt lớn, chân ngựa đàn bị đẩy sang một bên, điều này gây ra sự suy giảm nghiêm trọng hoặc mất tông trong các nốt bị ảnh hưởng. Việc tăng độ căng dây trong quá trình sử dụng sau này làm trầm trọng thêm vấn đề.
Một ngựa đàn lỏng lẻo cũng gây ra mất âm. Cầu treble cũng có thể có vết nứt ở quãng tám cao nhất, trên Piano dọc sẽ khó nhìn thấy hơn do cản trở bởi thiết thế. Nếu ngựa đàn bị nứt nặng hãy kiểm tra âm thanh bằng những giai điệu âm cao. Nếu ngựa treble đưa ra cao độ không rõ bạn cần xem xét lại.
Bạn nên xem xét tình trạng của phần khung gang, vỏ, trụ và dầm gỗ hỗ trợ. Nếu chỉ một vết nứt nhỏ nó cũng sẽ dễ phát triển lớn hơn ở những bộ phận này, nếu như vậy cây Piano sẽ trở nên vô dụng và thường không sửa chữa được. Trong các cây Grand Piano, bạn chỉ cần mở nắp đàn, toàn bộ phần này có thể được nhìn thấy từ bên trên. Ở Upright Piano, bạn hãy quan sát các khối gỗ ở mặt sau cây đàn, các phần cấu trúc ngang trên cùng lộ ra phía ngoài dưới nắp Piano sẽ thấy rõ mọi thứ dù là vết nứt nhỏ nhất.
Thật ra, việc một cây đàn bị nứt cấu trúc sẽ không nhiều, nhưng ngoại lệ khi cây đàn được chuyển từ vùng khí hậu ẩm ướt sang nơi quá khô, các kết cấu gỗ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự chắc chắn của chân đàn cũng cần được kiểm tra.
Các vết nứt trên soundboard nếu quá nhỏ, không quá chú ý thì không quá quan trọng, miễn rằng âm thanh không bị ảnh hưởng – Điều này khá trái ngược với một vài lời khuyên trước đó, nhưng với một cây đàn cũ chất lượng điều này không có vấn đề lớn. Tuy nhiên nếu đó là một vết nứt rộng thì bạn hãy bỏ ý tưởng với cây Piano cũ này. Vì đây là dấu hiệu cho thấy tuổi thọ lâu đời cũng như khả năng chịu sự thay đổi của khí hậu kém. Hãy kiểm tra xung quanh chu vi soundboard, để chắc chắn nó không bị lệch khỏi vị trí được thiết kế.
Các thanh rips chạy vuông góc với các sọc gỗ của soundboard, hãy kiểm tra vết nứt từ đây, nếu thanh rips vượt qua các vết nứt mà vẫn dán chắc vào bảng âm thanh thì ổn, nhưng nếu chúng bị tách ra khỏi bề mặt này sẽ có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến âm thanh Piano.
Đối với việc kiểm tra Piano bằng cách tháo lắp, bạn sẽ không dễ dàng nhận được sự đồng ý từ người bán, trừ khi đó là người quen của bạn. May mắn là bạn có thể dễ dàng kiểm tra hầu hết các chi tiết trên khi mở nắp đàn của một cây Upright Piano. Nhưng nếu bạn kiểm tra một cây Grand Piano, hãy hài lòng với những gì bạn có thể nhìn từ trên xuống như dây đàn, soundboard, một phần khung và phía trước phần tấm trượt được tháo xuống. Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn bạn chắc chắn phải nhờ kỹ thuật viên.
Kiểm tra phím đàn được làm bằng gì, ngà voi hay nhựa. Ngà voi thường có các vân không đều, bàn phím nhựa có vân mô phỏng ngà đều thẳng. Hãy nhấn xuống phím đàn, di chuyển nó qua phải và trái, để ý nghe xem có âm thanh phát ra hay không. Trong quá trình nhấn phím cảm thụ độ nhạy phím, độ phản hồi nhanh hay lâu để xác định bàn phím còn tốt hay cần thay mới. Nếu bàn phím bằng nhựa, đã bị nứt vỡ chắc chắn sẽ phải thay.
Quan sát búa đàn, để ý các rãnh ở đầu búa, nếu quá sâu là cây Piano đã được sử dụng rất lâu rồi. Lúc này cần quan bát phần nỉ đệm còn nguyên vẹn hay đã bị mài mòn, được thay mới. Hãy nhấn phím để nhấc búa lên, sau đó quan sát. Hãy dùng đầu ngón tay lướt nhẹ trên đầu búa để di chuyển chúng từ trái sang phải, đừng cố di chuyển cây búa không thể di động được khoảng 1/16 inch, nếu không bạn sẽ làm hỏng điểm trục của búa đàn.
Nếu búa đàn lắc lư được tức là ốc vít khu trung tâm bị lỏng hoặc bị lỗi. Siết chặt vít lỏng lại, hoặc sửa chữa một vài búa đàn chi phí không cao, nhưng nếu số lượng quá nhiều thì đây là một khoản không nhỏ. Ngược lại, bạn hãy nâng 5 – 10 búa đàn lên cùng lúc, sau đó thả xuống cùng lúc, kiểm tra những búa đàn rơi chậm nhất để xem trục trung tâm búa có lỗi gì không, có thể khắc phục được hay không. Tương tự như vậy hãy kiểm tra đầu búa, xem chúng được gắn chắc chắn, hay bong keo, hoặc lỏng lẻo do lớp keo bị khô.
Hãy sử dụng tất cả các bàn đạp, kiểm tra xem chúng có bị rơi ra không, hoặc lỏng lẻo, hoặc phát ra tiếng ồn khi sử dụng. Những vấn đề này đều có thể khắc phục. Nhưng cần đảm bảo rằng bàn đạp không bị nứt, bị uốn cong hoặc rơi hẳn ra ngoài.
Số sê-ri giúp bạn có thể tra ra năm sản xuất của nó. Thông thường có 4 đến 8 chữ số, số sê-ri thường nằm gần các chân điều chỉnh, được in trực tiếp lên đàn, hoặc khắc vào mặt trên hoặc mặt sau đàn. Những có một số chữ số kỹ thuật cũng được in lên cây đàn khi sản xuất, bạn không nên nhầm lẫn chúng. Nếu tìm không thấy số sê-ri, bạn có thể nhờ kỹ thuật viên, kiểu dáng và các chi tiết kỹ thuật cũng thể hiện tuổi cây đàn xê xích khoảng 10 năm.
Cuối cùng, bạn lắp ráp hoàn chỉnh lại cây đàn, chơi một bản nhạc và lắng nghe giai điệu, chú ý sự chuyển đổi mượt mà của âm thanh từ giai điệu này sang giai điệu khác. Dải bass cần có âm thanh đầy đủ, sống động, không bị nghẹt lại khi chơi. Những nốt thấp nhất và cao nhất có âm thanh dễ chịu. Đo sự hài lòng của bản thân về chất lượng âm sắc, độ sáng âm thanh, âm lượng phát ra.
Chúng tôi sẽ tóm tắt lại hoàn chỉnh những phần tổng thể cần làm và những phần chi tiết cần kiểm tra của bạn khi mua Piano cũ bằng những câu hỏi sau.
Hãy giải thích với họ rằng, bạn sẽ không thể mua một cây đàn Piano cũ khi không chắc chắn về nó sẽ đồng hành bao lâu với bạn khi chơi nhạc. Và bạn sẽ không mua nếu không dự đoán được chi phí phải đưa ra cho việc bảo trì, trùng tu nhạc cụ trong khi dùng. Đây là một yêu cầu thiết thực và cần phải làm, hãy gạt sự ngại ngùng sang một bên và tiến hành nó.
Tất cả những kiến thức trên đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết cơ bản về nhạc cụ bàn phím cũ khi bạn muốn mua, sự quyết định cuối cùng còn cần đến sự hỗ trợ của các chuyên viên Piano thực thụ.
Xem thêm: >>> Lý do vì sao nhạc cụ cổ lại đắt tiền
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6715