Lý do chính vẫn là vấn đề về điều kiện tài chính. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, bình quân thu nhập đầu người (GDP) của Việt nam là hơn 45 triệu đồng. Trong khi đó, mức giá một cây đàn piano mới thật sự là khá cao so với thu nhập bình quân của người Việt Nam. Vì vậy, việc chọn mua đàn piano cũ với mức giá chỉ bằng một phần hai, một phần ba, thậm chí một phần tư so với đàn piano mới là điều hiển nhiên ở Việt Nam và ở hầu hết các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển.
Một lý do khách quan khác nữa cũng cần kể đến đó là tâm lý “giá rẻ” khi nghĩ về đàn piano cũ và tâm lý “giá cao” khi nói đến đàn piano mới. Đối với khách hàng, giá cả là xem xét đầu tiên và cuối cùng khi chọn mua một sản phẩm nào đó. Với mức giá phải chăng và vẻ ngoài được tân trang đẹp đẽ, đàn piano cũ luôn là lựa chọn đầu tiên của đa số người mua piano. Quan niệm tiềm ẩn đó vô hình chung dẫn họ tìm đến những cây đàn piano cũ giá rẻ. Vì thế, thị trường đàn cũ ở Việt Nam luôn tấp nập và sôi nổi.
Giá của một cây đàn piano cũ sẽ tỉ lệ thuận với thương hiệu và chất lượng; tỉ lệ nghịch với năm sản xuất. Tuy nhiên, giá đàn piano cũ trên thị trường Việt Nam thì vô định hình. Vì vậy, việc lựa chọn một cây đàn piano cũ giá rẻ làm nhiều người đắn đo và chẳng thể nào an tâm hoàn toàn khi đặt bút kí vào hóa đơn thanh toán. Chưa kể đến những vấn đề bên trong một cây đàn piano cũ. Bộ máy cơ, dây đàn, búa đàn, phím đàn, bản cộng hưởng... tất cả những chi tiết quan trọng để tạo nên âm thanh của cây đàn piano có thực sự hoạt động trơn tru và ổn định sau ngần ấy năm phục vụ những đời chủ trước đó!?
Một cây đàn piano cũ tối thiểu cũng được sử dụng trên 10 năm và lý do cây đàn đó bị loại ra là vì nó không còn đủ tiêu chuẩn để tập luyện và biểu diễn. Sau đó, nó trở thành hàng second hand. Sau 2-3 năm, nó lại được tân trang và lại trở thành hàng second-second hand… Cứ như thế chỉ sau khoảng vài năm, nó lại ngốn thêm một khoản tiền của một số người có nhu cầu mua đàn piano cũ cho đến khi người ta thấy nó xuất hiện trong những studio với công dụng chính duy nhất là vật trang trí cho những concept chụp hình, hoặc tệ hơn là bãi rác thải…
Một cây đàn piano cũ tiềm tàng rất nhiều những rủi ro và rắc rối chỉ sau vài năm sử dụng.
Điều nguy hại nhất khi sử dụng đàn piano cũ đó là việc ảnh hưởng xấu đến ngón đàn của người chơi, đặc biệt đối với kỹ năng diễn tả cường độ (forte và piano). Cường độ là linh hồn của tác phẩm âm nhạc. Cường độ phụ thuộc vào độ cảm ứng phím. Đối với đàn cũ, độ cảm ứng phím không đồng đều do quãng thấp và quãng cao ít được sử dụng hơn quãng trung. Mặt khác, bộ máy cơ phần quãng trung sẽ hoạt động yếu và kém nhạy hơn so với 2 quãng 2 bên. Khuyết điểm này làm cho người chơi rất khó kiểm soát lực đánh một cách chuẩn xác để thể hiện được những biến cường tinh tế trong khi biểu diễn một tác phẩm với nhiều thái cực mạnh nhẹ của những cung bậc cảm xúc khác nhau mà tác giả muốn truyền tải.
Bàn về cường độ của lực đánh tức là nói đến độ lớn của âm thanh. Đối với đàn cũ, người chơi không thể nào diễn tả sự nhỏ nhẹ một cách tinh tế của cách đánh “piano”. Hay nói cách khác, khi bạn bấm phím đàn piano cũ dù nhẹ nhất thì âm thanh phát ra đều lớn hơn sự kiểm soát của bạn. Việc không kiểm soát được cường độ của âm thanh là một trong những điều ám ảnh nhất của người chơi piano dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Đến lúc này, thứ họ cần để cứu vãn tình hình là pedal giảm âm. Sau nhiều năm sử dụng, các chi tiết hoạt động của pedal giảm âm cũng đã hư hao và xê dịch đi rất nhiều dẫn đến việc pedal không thể chặn âm sạch sẽ. Cuối cùng, tiếng đàn phát ra là một tạp âm với nhiều tần số gây khó chịu. Về lâu về dài, người chơi sẽ mất dần khả năng thẩm âm của thính giác. Chưa kể họ còn mất dần khả năng cảm thụ nghệ thuật âm nhạc một cách chuẩn mực nhất.
Ngoài ra, một số phím của đàn piano cũ bị hỏng hóc vàphải thay thế bằng những phím từ những cây đàn piano cũ khác với thông số kĩ thuật sai lệch tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này gây ra sự chênh lệch độ cao giữa các phím đàn, độ cảm ứng phím theo đó cũng bị ảnh hưởng và hiện tượng kẹt phím là điều thường xuyên xảy ra.Người chơi sẽ rất dễ bị trượt ngón đàn dẫn đến gãy ngón hoặc cảm thấy khó chịu khi bị va vấp phải những phím trồi cao hơn hoặc thấp hơn.
Âm thanh là linh hồn của đàn piano. Bản cộng hưởng là người nuôi dưỡng linh hồn ấy. Bản cộng hưởng phải chịu áp lực rất lớn của hơn 200 dây đàn được kéo căng khi chúng được búa đàn gõ mạnh vào. Mỗi dây chịu một lực căng dây lên đến 220 pound. Nếu kết hợp tất cả lực căng ấy thì có thể lên đến 20 tấn trong một cây đàn grand piano. Lực căng khổng lồ này được giữ bởi một hệ thống khung đàn được đúc bằng đồng. Trong một số cây đàn piano cũthì hệ thống khung đàn này được làm bằng gỗ. Bạn cứ thử tưởng tượng, sau khoảng 10 năm, bản cộng hưởng đã phải chịu bao nhiêu sức ép lớn từ âm thanh được phát ra từ hơn 200 dây đàn ấy. Các thớ gỗ của bản cộng hưởng sau nhiều năm sử dụng đã không còn độ đàn hồi tốt như trước. Điều này làm cho khả năng truyền tải âm thanh giảm sút đi rất nhiều và độ ngân của âm thanh không còn ổn định.
Bên cạnh đó, dây đồng sau nhiều năm chịu tác động mạnh và thường xuyên của búa đàn sẽ dẫn đến hiện tượng bọng dây. Dù bạn có mời chuyên viên cân chỉnh dây đàn đến căng lại dây thì e là họ cũng lắc đầu ngao ngán. Một nguyên nhân khác nữa là do các chốt khóa dây đàn cũng đã không còn bấu vào các thành đàn một cách chắc chắn như trước. Hiện tượng này lại dẫn đến một khuyết điểm khác cho đàn piano cũ: âm sắc không thống nhất từ thấp lên cao. Người chơi sẽ không thể nào diễn tả một cách hoàn hảo những đoạn nhạc cần độ ấm của quãng trầm, độ no tròn của quãng trung và độ trong sáng của quãng cao.
Cảm hứng âm nhạc đến từ chính cây piano mà bạn đang sử dụng. Bạn thật sự có muốn ngồi lâu trên một cây đàn piano với chỉ duy nhất một phím bị kẹt, một sợi dây đàn bị bọng hay thậm chí chỉ là một phím đàn có màu ố vàng hơn những nốt còn lại. Thật sự đó gọi là một sự tra tấn về cảm xúc và sự chịu đựng trong niềm đam mê âm nhạc. Cùng một tác phẩm, nhưng nếu bạn trải nghiệm trên một cây đàn piano mới thì bạn đã nâng tác phẩm ấy lên một đẳng cấp khác.
Các bài viết khác liên quan đến nhạc cụ cũ:
Những phiền toái trên làm trì hoãn quá trình học tập piano cũng như làm người chơi piano thất vọng khi không thể hoàn thành một tác phẩm âm nhạc một cách thăng hoa nhất. Không những vậy, khi quyết định mua một cây đàn piano cũ, bạn đã vô tình biến Việt Nam thành “bãi rác phế thải” của các nước khác và đồng thời biến căn hộ xinh đẹp của chúng ta thành một “kho phế liệu”. Điều quan trọng bạn nên nhớ đó là đàn piano cũ không có chế độ bảo hành an toàn mà chỉ có lời hứa bảo trì của người bán đàn mà thôi. Chẳng may cây đàn piano cũ bạn mua bị hư hao một chi tiết nào đó thì thật là nan giải khi tìm mua một cái khác giống y chang để thay thế.
Không những vậy, đối với các cửa hàng nhạc cụ và các thầy cô giáo dạy nhạc, khi giới thiệu một cây đàn piano cũ cho khách, họ cũng đã vô tình làm giảm sự uy tín của họ. Liệu rằng khách hàng đó có dám quay lại cửa hàng để mua nữa khi họ nhận thấy những rủi ro mà piano cũ gây ra? Tệ hơn, khách hàng cũng sẽ chỉ nhớ đến cửa hàng của bạn với những suy nghĩ tiêu cực và cơ hội họ giới thiệu những người khác về cửa hàng của bạn là con số không tròn trĩnh. Có thể thấy, Mua đàn piano cũ - Lựa chọn đầy rủi ro và mạo hiểm
Những điều kể trên là những kinh nghiệm “xương máu” của người viết trong câu chuyện “mua đàn piano cũ”.Vì vậy, hãy suy nghĩ thật thận trọng trước khi quyết định mua một món đồ có giá trị cao và lâu dài như đàn piano. Đừng để những đồng tiền bạn làm ra một cách khó khăn lại phải đánh đổi một thứ chứa nhiều rủi ro và phiền toái như thế. Một lời khuyên chân thành không bao giờ sai đó là Việc đầu tư một cây đàn piano mới cho con đường phát triển âm nhạc vững chắc và lâu dài là một quyết định thông minh và sáng suốt. Đó cũng là cách mà người dân ở những quốc gia thuộc nhóm nước đã phát triển thực hiện.