Việc đảm bảo tuổi thọ dài lâu đạt ngưỡng trăm năm luôn là thách thức với bất kỳ thương hiệu piano nào, vì đa số các vật liệu cấu tạo nên một chiếc Piano là gỗ, vật liệu này lại chịu tác động ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ của môi trường xung quanh rất nhiều.
Gần 2 thế kỷ trôi qua kể từ khi chiếc Piano đầu tiên xuất hiện, sau đó là sự phát triển của một loạt các thương hiệu Piano đình đám trên thế giới, mang đến sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành, so với những cây Piano từ thủa sơ khai, Piano acoustic hiện nay có thêm nhiều tính năng hoàn thiện hơn, thiết kế đẹp hơn nhưng tuổi thọ cho những chiếc đàn vẫn luôn là thách thức với tất cả các hãng sản xuất Piano.
Hầu hết các vật liệu sử dụng để cấu tạo nên một cây Piano cơ là những vật liệu dễ chịu tác động của môi trường như gỗ, nỉ, da.. sau khoảng 20-30 năm hoạt động, các vật liệu này sẽ xuất hiện sự chai cứng, đạt tới ngưỡng hao mòn, lúc này hiệu suất hoạt động giảm đi rất nhiều, nếu không muốn nói rằng chất lượng của cây đàn đã vô cùng xuống cấp.
Sau đó khoảng 10-20 năm, các thành phần gỗ của cây đàn được cấu tạo bằng gỗ sẽ bắt đầu có dấu hiệu tan rã, rạn nứt do những tác động tiêu cực của môi trường, nếu soundboard bị nứt thì cây đàn coi như sẽ bị hư hỏng hoàn toàn.
Các hãng sản xuất vẫn luôn tìm cách hạn chế những tác động này lên cây đàn Piano như xử lý gỗ trong môi trường tự nhiên, phơi gỗ, xử lý quy trình khi gia công các bộ phận của cây đàn để gỗ có thể mang lại sức chống chọi tốt nhất, với những chiếc đàn được làm thủ công hoàn toàn giá trị sử dụng của sản phẩm sẽ được nâng cao hơn.
Đương nhiên là có, các thương hiệu sản xuất Piano nổi tiếng vẫn luôn có các tác phẩm vượt thời gian của mình, với tuổi thọ lên đến 100 năm – 200 năm tuổi (Piano Steinway & Son). Nhưng để đạt được mức độ này, những cây Piano acoustic đòi hỏi rất khắt khe về việc bảo trì định kỳ.
Đối với đàn Piano mới mua, các hãng sản xuất luôn khuyến cáo bảo trì định kỳ lên dây, lau dọn các bộ phận đàn 4 lần/ năm. Đây là thời điểm các bộ phận của cây đàn làm quen với môi trường đang sử dụng nó.
Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 của cây đàn, người chơi nên lên dây và bảo trì ít nhất 1 năm 2 lần, mật độ lên dây này nhằm đảm bảo về sự ổn định của các bộ phận trong đàn, sau thời điểm này tùy người chơi, bạn có thể nhờ kỹ thuật viên căn chỉnh dây đàn khi thấy có sự thay đổi.
Việc căn chỉnh bộ máy của Piano cũng nên được tiến hành thường xuyên để có thể duy trì được độ bền tối đa của máy móc cho cây đàn, và đảm bảo về chất lượng âm thanh ổn định trong thời gian lâu dài.
Để ngăn chặn hoàn toàn những tác động xấu từ bên ngoài đến cây đàn người dùng nên kiểm tra và vệ sinh máy móc, các bộ phận như phím, búa, các bộ phận làm bằng nỉ, da hạn chế đến mức thấp nhất các tác động từ bụi bặm, độ ẩm lên đàn.
Nếu khi mua một cây đàn Piano acoustic mà bạn hoàn toàn không am hiểu về những mặt này để bảo quản, giữ cho tuổi thọ và giá trị sử dụng của cây đàn được lâu thì nên hỏi nhân viên tại các showroom cung cấp đàn. Với một số bộ phận đơn giản bạn có thể tự vệ sinh, chăm sóc, nhưng đối với những phần máy móc, căn chỉnh dây tốt nhất nên nhờ bộ phận kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Đảm bảo được những yếu tố chăm sóc cơ bản trên đây, cùng với một cây Piano chất lượng chắc chắn bạn sẽ có một cây Piano trăm năm.