Từ tiểu học đến trung học, trẻ em Nhật Bản được tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau
Trong các giờ học Âm nhạc ở Nhật Bản, học sinh ở những lớp nhỏ thường sử dụng kèn melodion hoặc sáo recorder để tập trình bày những bản nhạc ngắn gọn, các em lơp ở lớp lớn hơn có thể tập hòa tấu những bản nhạc với phần đệm piano của giáo viên
Về nội dung giáo dục âm nhạc, các cấp học của học sinh đều coi trọng giáo dục thực hành với các nội dung chủ yếu là học hát, đọc nhạc, nhạc cụ, trình diễn âm nhạc, sáng tạo âm nhạc…
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, họ đều dạy học sinh biết sử dụng một loại nhạc cụ. Bởi vì nhạc cụ là hiện thân của âm nhạc, là công cụ tuyệt vời nhất để tạo ra âm thanh. Tiếp xúc với nhạc cụ làm HS có thêm niềm vui, là bước khởi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật của các em.
Về phương pháp giáo dục âm nhạc, không chỉ riêng Nhật Bản mà các nước tiên tiến nói chung đều vận dụng một số phương pháp giáo dục âm nhạc phổ biến cho HS phổ thông, như phương pháp Kodaly (do nhạc sỹ Zoltan Kodaly, nhà giáo dục âm nhạc người Hunggari đề xướng); phương pháp Orff Schulwerk (nhạc sỹ người Đức là Carl Orff); Suzuki (nhà giáo dục người Nhật Bản); Dalcroze (Emile Jaques- Dalcroze, nhà giáo dục âm nhạc người Thụy Sĩ)...
Ghi chú: Một số nét đặc trưng trong phương pháp của Kodaly là: quy ước đọc tên nốt nhạc bằng các thế tay; sử dụng ca hát như là nền tảng của luyện tập âm nhạc; sử dụng âm nhạc dân gian là tài liệu học tập. Nét đặc trưng của phương pháp Orff Schulwerk là: vận động nhẹ nhàng khi nghe nhạc cổ điển; chơi các trò chơi theo nhịp điệu; vận động theo nhạc; đọc thơ theo tiết tấu…
Qua kinh nghiệm giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông tại Nhật Bản, đều cho thấy rằng, hầu hết các em học sinh rất thích được tiếp cận và sử dụng một loại nhạc cụ nào đó, những học sinh được học nhạc có tinh thần và thái độ yêu đời hơn những em còn lại.