Chơi đàn Piano theo cảm âm sẽ giúp con người phát huy tính sáng tạo của mình. Thế nhưng để chạm tới con đường chơi piano theo cảm âm bạn nên bắt đầu với Piano đệm hát. Chỉ khi bạn tự mình đàn, tự mình hát để cảm nhận những thay đổi của âm thanh nó sẽ giúp bạn có những cảm nhận khách quan hơn. Đôi khi bạn ngẫu hứng đệm hát một bài theo cách riêng của bạn, theo giai điệu mà bạn thích vô tình bạn đã tạo nên một bản nhạc khác biệt. Hành động này diễn ra nhiều lần sẽ giúp bạn hứng thú hơn và có tư duy hơn.
Khi bạn đã thật sự đắm chìm trong các bản nhạc, bạn chỉ cần nhắm mắt cảm nhận, đung đưa theo từng nốt nhạc. Trong tâm trí bạn bây giờ chỉ có Đô, Rê, Mi, Fa… những ca từ ngọt ngào, sâu lắng của bài hát… Cứ thế tay bạn sẽ lướt phím liên hồi và nguồn cảm xúc cứ thế thăng hoa. Bây giờ bạn chỉ việc phiêu theo từng nốt nhạc, sống đúng cảm xúc để tạo nên những giai điệu theo phong cách riêng của chính mình.
“Piano đệm hát – Con đường ngắn nhất để giúp bạn chơi Piano theo cảm âm”. Ngoài ra bạn có thể tham khảo “Top 3 phương pháp để chơi đàn Piano theo cảm âm”.
Từ Piano Solo theo bản nhạc chuyển sang học về hợp âm, các thế bấm tay trái theo quán tính, cảm âm nốt nhạc, cảm âm hợp âm. Tuy nhiên để đạt được Piano cảm âm theo con đường này bạn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Ở phương pháp này bạn cần một khoảng thời gian cho việc kết hợp Solo 2 tay, một khoảng thời gian cho việc tập luyện cảm âm nốt nhạc và hợp âm. Chúng tôi sẽ không đưa ra khoảng thời gian cụ thể. Bởi tùy theo khả năng và mức độ tiếp nhận, sự kiên trì tập luyện mà mỗi người sẽ cần khoảng thời gian để tập luyện khác nhau.
Thông thường khi chơi Piano đệm hát là bạn đã phải làm quen với việc chơi theo hợp âm. Các thế bấm tay trái của đệm hát và solo có sự liên quan tương đồng nhau, và tập cảm âm hợp âm. Vì vậy khi chuyển sang Piano Solo bạn sẽ cần 2-3 tháng để hoàn thành Piano đệm hát cơ bản và 3-4 tháng tiếp theo cho Piano cảm âm. Lưu ý thời gian tập luyện có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
Sau thời gian tập luyện phương pháp 1 và 2 sẽ giúp người chơi cảm âm và chơi được các bài hát mà mình yêu thích. Tuy nhiên để có thể chơi điêu luyện và đảm bảo các kỹ thuật chạy ngón thì cần sự đầu tư lâu dài hơn. 2 phương pháp này thích hợp cho người chơi Piano giải trí, có tính cách phóng khoàng và yêu thích sự sáng tạo.
Học chơi cảm âm theo phương pháp học piano truyền thống và theo hướng đào tạo để chơi có kĩ thuật chuyên nghiệp và bải bản từ trước tới nay: học nhạc lý và luyện ngón, đọc và chơi theo bản nhạc 2 tay.
Đối với người chơi học chơi piano theo phương pháp truyền thống, cổ điển có một số điểm mạnh nhất định: có kỹ thuật tay tốt, căn bản vững, có thể học được các kỹ thuật khó khi chơi solo ngay từ đầu. Riêng bản thân người chơi piano cổ điển có thể chơi được các bản nhạc phức tạp và đòi hỏi tốc độ đi ngón nhanh. Phương pháp học này phù hợp với trẻ em hơn người lớn. Vì trẻ em có nhiều thời gian để học và luyện tập, còn đối với người lớn thì sẽ còn công việc, gia đình chi phối nên không thể đầu tư cho học và tập piano liên tục một thời gian dài. Tuy nhiên nếu bạn là một tín đồ Piano và thật sự đam mê nó thì mọi khó khăn và thử thách sẽ không cản trở được bạn.
Để chơi đàn Piano theo cảm âm đòi hỏi bạn sự kiên trì trong luyện tập. Ngoài năng khiếu của bản thân bạn cần đầu tư thêm thời gian để trau chuốt kỹ thuật, khả năng luyện ngón của mình. Ngoài các giờ học trên lớp bạn nên tập luyện thương xuyên ở nhà. Chính vì vậy, để phát triển niềm đam mê bạn nên trang bị cho mình một cây đàn Piano để tập luyện và giải trí. Và nếu bạn vẫn đang trên đường tìm kiếm cho mình một chiếc đàn Piano ưng ý, đừng ngại ghé hệ thống cửa hàng Việt Thương Music để tair nghiệm và mua sắm sản phẩm. Đặc biệt trong tháng 10/2019 tại Việt Thương đang có chương trình ưu đãi “Piano Exhibiton – Kiệt tác vượt thời gian” cực HOT. Liên hệ ngay với chúng tôi qua 1800 6715 (miễn phí) để được tư vấn và hỗ trợ.