Thúy Kiều đã dùng nhạc cụ nào và chơi những bản nhạc gì?

12/10/2015 10030

Cây đàn nguyễn là loại Nhạc cụ mà Thúy Kiều đã sử dụng

Cây đàn Nguyễn với âm thanh cao trong được ví như là “Tự thi thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh” tạm dịch là “tự kiêu hãnh là tiếng nhạc từ cõi trời thứ nhất trong cõi người” đã được sử dụng rộng rãi và giữ vị trí quan trọng trong các loại Nhạc cụ từ thời Lê, cho đến thời Tây sơn.

thuy-kieu-da-dung-nhac-cu-nao-va-choi-nhung-ban-nhac-gi

Đàn nguyễn được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Tokyo. Ảnh: Hà Vũ Trọng

Nguyễn cầm còn có tên gọi khác là nguyệt cầm loại đàn có 4 dây và có kỹ pháp tương đồng với đàn tỳ bà mà Nguyễn Du gọi là cầm trăng trong Đoạn trường tân thanh

Hình dáng hộp đàn và tên đàn nguyễn thậm chí trở thành một ký hiệu và ẩn dụ chính, với hộp đàn tượng trưng cho tâm tròn vành gương giữ mãi trong suốt những cuộc linh loạn đổi dời

4 bản nhạc Kiều đã chơi bằng đàn Nguyễn

Thúy Kiều đã gảy đàn 4 lần trong Đoạn trường tân thanh. Đặc biệt những khúc nhạc mà Kiều chơi đều là những khúc nhạc kinh điển, vốn là những kiệt tác còn truyền lại đến nay.Tất cả bốn bản đàn Nguyễn Du kể ra nhằm chuyên chở nhiều tâm trạng và sắc thái khác nhau, như hùng tráng, lưu luyến, sầu oán, hoài hương, bi phẫn… đồng thời mỗi khúc cũng gắn bó với điển tích xưa. 

thuy-kieu-da-dung-nhac-cu-nao-va-choi-nhung-ban-nhac-gi 2

Một tác phẩm chủ đề âm nhạc trong bộ Kiều, 35 x 22cm, năm sáng tác 1965 - 1966, thuộc kỹ thuật thủ ấn họa, khắc gỗ in lụa, của họa sĩ Tú Duyên. Nay thuộc bộ sưu tập của Thanh Uy

Khúc 1: Thập diện mai phục 

Khúc đâu Hán Sở chiến trường

Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau

Nghe nghệ sĩ tì bà Lưu Phương diễn tấu:

Tổ khúc Hán Sở hay Hoài âm bình Sở này đã thịnh hành từ thời Minh, nay thường gọi là Thập diện mai phục là một trong hai tuyệt tác về đề tài Hán-Sở tương tranh thuộc “võ bộ” viết cho đàn tì bà, mô tả cảnh quyết chiến ở Cai Hạ giữa Lưu Bang và Hạng Vũ và sự chiến thắng của Lưu Bang. Nhạc khúc này tận dụng hết kỹ xảo của tì bà, thể hiện cực kỳ sinh động cảnh chiến tranh. 

Khúc 2: Phượng cầu hoàng

Khúc đâu Tư Mã phượng cầu

Nghe ra như oán như sầu phải chăng?

Nghe diễn tấu đoản khúc Phượng cầu hoàng

Vốn là khúc nhạc cho đàn cổ cầm, tên trong cầm phổ xưa là Phượng cầu hoàng, nội dung căn cứ vào câu chuyện tình ái của Tư Mã Tương Như với Trác Văn Quân đời Hán. Phượng cầu hoàng chia thành 10 đoạn, tương truyền của Tư Mã Tương Như soạn.

Người đâu xinh xinh tuyệt vời!

Lòng tôi không quên trọn đời!

Đường trần một ngày xa cách,

Bể thương trăm tình đầy vơi!

Phượng bay, bốn phương bay khắp!

Mơ màng tìm kiếm lứa đôi!

Đêm ngày đã mòn mắt trông!

Bức tường Đông, bức tường giết người!

(trích bản dịch Mái Tây, Nhượng Tống dịch)

Khúc 3: Quảng Lăng tán 

Kê Khang này khúc Quảng Lăng,

Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân.

Kiệt tác mang nhiều huyền thoại nhất là Quảng Lăng tán viết cho đàn cổ cầm đã thăng trầm hơn một nghìn năm, tương truyền Kê Khang đã được một ẩn sĩ truyền thụ, và là nhạc phẩm cuối ông gảy trước giờ phút chịu hành hình

Thời đó Quảng Lăng tán đã là một trong những nhạc khúc lớn gồm 45 đoạn nổi tiếng mang tính tiêu biểu trong lịch sử âm nhạc Trung Quốc. Người đời sau cho là Quảng Lăng tán thể hiện niềm bi hận, tình cảm vừa sâu lắng vừa mạnh mẽ của ông, và sau thời Minh, nhạc phổ của nó được thêm những phụ đề vào trong các khúc đoạn tham chiếu tới sự kiện lịch sử, chẳng hạn nó mô tả câu chuyện về thích khách Nhiếp Chính.

Từ trong cốt tủy, tư tưởng thẩm mỹ của Kê Khang đã là một quan điểm có khuynh hướng đối lập, nó bài bác cái ý hệ truyền thống Nho giáo đang nắm quyền trong âm nhạc. Điều này một phần giải thích cho việc dẫn đến cái chết của Kê Khang và thái độ ung dung gảy đàn như gửi gắm tinh thần và thể xác hòa vào với nước chảy mây trôi trong Đạo giáo, như Nguyễn Du miêu tả: “Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân”. 

Khúc 4: Tái thượng khúc 

Quá quan này khúc Chiêu Quân

Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia

Nghe nghệ sĩ tì bà Lưu Phương diễn tấu

Đề tài Chiêu Quân trong lịch sử sáng tác văn nghệ với số lượng vô kể, trong âm nhạc lại càng nhiều. Đơn cử ở đây bài Tái thượng khúc là môt tổ khúc tì bà kinh điển tả nỗi nhớ cố quốc và những tình cảm bi thiết nơi quan ải của Vương Chiêu Quân, đúng với những tâm trạng như Nguyễn Du miêu tả. Tái thượng khúc gồm năm đoạn: “Tư xuân”, “Chiêu Quân oán”, “Tương phi trích lệ”, “Trang đài thu tư”, và “Tư Hán”, vốn là năm tiểu khúc độc lập được tổng hợp thành một tổ khúc dưới tên Tái thượng khúc.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn có thêm chút kiến thức về tác phẩm nổi tiếng này của dân tộc Việt Nam.

(Nguồn bài viết sưu tầm chỉnh sửa và lược dịch từ internet)

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.