Hiện nay theo nhu cầu và cũng theo phong trào, chúng ta có thể thấy có rất nhiều trung tâm, trường lớp mở ra các lớp học nhạc mang khái niệm Cảm thụ âm nhạc. Thực tế suy nghĩ của nhiều ba mẹ khi đăng ký cho con tham gia những lớp học này là “ vui là chính”, chỉ cần có giá trị tinh thần với trẻ là đủ. Tuy nhiên, việc các thầy cô giáo dạy trẻ những bài học và các hoạt động được tiến hành trong lớp ngoài việc kích thích các hoạt động tinh thần cho trẻ còn bao gồm cả các kiến thức nhạc lý đi kèm, nhưng những kiến thức đó được tiến hành dạy như thế nào? Cùng với bài viết của tác giả Nguyễn Anh Việt - đăng trên Tạp chí giáo dục ba mẹ có thể theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Cao độ ( hay độ cao) là độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động, tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại. Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao ( đồ, rê, mi, fa, son…) được ký hiệu bằng các chữ cái trên khuông nhạc.
Trẻ 0-3 tuổi đã có thể hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, các âm thanh của âm nhạc tác động đến trẻ như mọi âm thanh khác, chúng có thể nhận biết bất kỳ âm thanh nào phát ra mà trẻ nghe được. Nhưng âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng, chưa có sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng động, chưa thể phân biệt được âm nhạc ( tiếng động có độ cao xác định) và tiếng ồn ( tiếng động có độ cao không xác định). Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận.
Vì vậy ở lứa tuổi từ 0-3, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé đơn thuần là để bé làm quen với những âm thanh mang tính nhạc, và thường ít có trung tâm hay trường nhạc có lớp cảm thụ cho bé ở lứa tuổi này, phần lớn sẽ tập trung cho các bé từ 3-5 tuổi với các chương trình học nâng dần theo độ tuổi. Vậy các bé 3-5 tuổi sẽ học gì?
Một tiết học Hello Music dành cho bé từ 3-6 tuổi tại Việt Thương Music School
Trẻ từ 3-5 tuổi có khả năng nhận biết cao độ, âm sắc của các nhạc cụ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng nghe thấy được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự (7 âm) hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự.
Đối với các trẻ thông thường thì dừng lại ở việc trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh đó bên trong mà chưa có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Với những trẻ có năng khiếu âm nhạc, những gì nghe thấy sẽ được thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ, hành động, cử chỉ như hát lại các cao độ đã nghe một cách chính xác.
Dựa vào yếu tố này, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé các giáo viên sẽ kết hợp giữa việc học mà chơi – chơi mà học chơi trẻ bằng các trò chơi âm nhạc, các hoạt động liên tục trong giờ học như nhận biết nhạc cụ mới, cách tạo ra âm thanh nhạc cụ, cách nhận biết cao độ, hát lại cao độ theo hướng dẫn, bước đầu hướng trẻ theo cách học nhạc chính quy.
Trẻ em trên 5 tuổi đã có nhận thức tốt hơn nên khả năng cảm nhận tốt hơn, khá rõ ràng và thuận thục. Vì vậy ở lứa tuổi này trẻ sẽ được quan tâm nhiều đến việc phát triển năng khiếu, chứ không còn dừng ở mức độ cảm thụ nữa. Đặc biệt có những trẻ 5 tuổi đã có thể nhớ được nốt la thanh mẫu trong đầu, nếu được tiếp xúc thường xuyên và luyện tập một cách bài bản thì những biểu hiện, phản ứng, sự nhạy bén, khả năng của trẻ dần được hình thành và ngày càng tăng lên theo thời gian.
Dựa theo biên độ phát triển âm nhạc thông thường như vậy, sau 5 tuổi khi các bé đã qua quá trình cảm thụ âm nhạc, ba mẹ có thể hướng các bé tập trung vào một bộ môn nhạc cụ cụ thể nếu bé thực sự yêu thích và có khả năng.
Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cũ dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác và có thể bắt chước lại nếu trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Chính vì vậy, ngoài những bài hát, trò chơi nhận biết cao độ, giáo viên dạy học sẽ có những bài học để trẻ nhận biết trường độ dài ngắn của âm thanh xen lẫn, tạo nền tảng cho quá trình học nâng cao hơn sau 5 tuổi.
Cường độ là độ to nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm. Trong giờ học giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ nhận biết âm thanh to nhỏ khi phát ra, điều này biểu hiện rõ nét ở các bản nhạc cổ điển, khi được nghe trẻ sẽ nhận biết một cách rõ ràng.
Tiết tấu là hệ thống mối tương quan về các độ dài giữa các âm thanh nối tiếp nhau. Tiết tấu chính là mặt biểu hiện phức tạp của trường độ bởi nó liên quan tới nhịp độ trong âm nhạc. Nếu trường độ là những âm thanh rời rạc thì tiết tấu là sự kết hợp nhiều âm thanh đó theo quy luật nhất định.
Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhịp điệu đơn giản, có thể phân biệt được các dạng tiết tấu khác nhau, có thể phân loại được được tiết tấu nhanh hay chậm, vừa dựa theo nhịp điệu của bản nhạc. bằng các bài hát nhẹ nhàng, hay sôi động giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng các nhạc cụ đơn giản thực hiện theo tiết tấu. Hoặc các vận động tay chân theo tiết tấu bài hát đang chơi.
Đối với những trẻ có năng khiếu, giáo viên sẽ theo dõi phát hiện ra các em từ chính những bài tập tiết tấu để có thể tư vấn cho ba mẹ tập trung tốt hơn cho bé, có thể đào tạo theo hướng chuyên nghiệp.
Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. Đây là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp tiết tấu. Trẻ có thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét lên xuống, trẻ có thể nhớ một giai điệu hoàn chỉnh.
Trẻ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh, và có thể biểu hiện theo cách riêng của chúng. Có trẻ nhún nhảy hào hứng vỗ tay theo điệu nhạc một cách tự phát, có trẻ lạ ý thức hơn nhắm vào đường nét giai điệu hát nhẩm theo một cách chính xác. Sự cảm thụ âm nhạc còn biểu hiện ở việc trẻ muốn nghe loại nhạc nào và không thích loại nào.
Đây cũng là một yếu tố xác định mức độ năng khiếu, khả năng âm nhạc của trẻ. Các giáo viên sẽ lồng ghép để làm nổi bật phần giai điệu giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ, đồng thời kích phát trí nhớ của trẻ trong mỗi bài học.
Một tiết học Soundtree thuộc chương trình Cảm thụ âm nhạc Kawai Music của Việt Thương Music Shool
Âm sắc là màu sắc của âm thanh, màu sắc ở đây là trong, đục, khàn, gay gắt, êm dịu, chói tai … của âm thanh. Mỗi nhạc cụ, mỗi vật phát âm đều có âm sắc khác nhau dù có cùng cao độ. Âm sắc có thể phân biệt rõ nhất là giọng hát nam hay nữ.
Giáo viên sẽ dạy trẻ phân biệt âm sắc, giọng cao hay giọng thấp qua các bài tập phân biệt âm thanh của đồ vật, con vật… Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào sự tiếp xúc của trẻ với đồ vật với con vật có trong bài tập. Nâng cao hơn nữa là phân biệt âm sắc của các loại nhạc cụ khác nhau cho trẻ, phụ thuộc vào việc trẻ được tiếp xúc với các nhạc cụ ấy hay không.
Hòa âm là sự kết hợp các âm thanh thành chồng âm và có sự liên hệ nối tiếp nhau có quy luật của các chồng âm đó, hòa âm chắp cánh cho giai điệu thêm bay bổng, tăng hiệu quả diễn đạt cho giai điệu. Đối với trẻ giai đoạn đầu thì hòa âm là một khái niệm xa vời. Tuy nhiên, các giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ bước đầu phân biệt sự pha trộn của các âm thanh là mềm mại, hòa hợp hay gay gắt căng thẳng trong các bài học.
Âm hưởng vang lên trẻ có thể thấy cái hay của âm nhạc, dù chưa hiểu biết nhiều nhưng cũng đủ kích thích niềm hứng khởi, làm trẻ dễ chịu và có cái nhìn thiện cảm với âm nhạc sau này.
Những yếu tố được nêu trong bài là những yếu tố cơ bản nhất của âm nhạc, và được các giáo viên lồng ghép một cách nhuần nhuyễn trong bài học. Thời lượng của mỗi buổi học Cảm thụ âm nhạc có tên Music For Little Mozart hoặc Kawai Music của Trường nhạc Việt Thương Music gói gọn trong 1 tiếng đồng hồ, cả giáo viên và học sinh đều hoạt động liên tục, kết hợp tất cả các yếu tố từ đơn giản đến phức tạp trong bài vừa nêu, mang đến cho các em quá trình cảm thụ âm nhạc sinh động, đặt nền tảng hiệu quả nhất cho quá trình học nhạc sau này nếu bé có năng khiếu và yêu thích, hoặc chỉ với mục đích học để biết.
Đọc thêm: Đào luyện chứng chỉ âm nhạc quốc tế LCM
Lớp học Cảm thụ âm nhạc Music For Little Mozart
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 1800 6715