Âm nhạc và đời sống luôn song hành cùng nhau, đời sống là chất liệu cho âm nhạc và âm nhạc phản ánh cuộc sống. Đã có nhiều con người, sự kiện trong đời sống được đưa vào âm nhạc, nhưng nếu không tìm hiểu chưa chắc chúng ta đã biết được. Phía sau mỗi bài hát đều là một câu chuyện đặc biệt và “Vết thù trên lưng ngựa hoang” - Bài hát quen thuộc với nhiều thế hệ yêu nhạc Việt Nam, cũng có một câu chuyện như vậy. Sau đây hãy cùng Việt Thương tìm hiểu nhé!
Hoàn cảnh ra đời “Vết thù trên lưng ngựa hoang”
Để nói về hoàn cảnh ra đời của bài hát này, chúng ta cần tìm hiểu về bối cảnh đất nước vào thời điểm đó. Đây là khoảng thời gian nửa cuối thập niên 1960, khi cuộc chiến tại Việt Nam bước vào giai đoạn khóc liệt khiến tình hình xã hội hỗn loạn. Rất nhiều thanh thiếu niên thời đó đã lớn lên bên lề xã hội, sống một cách tự phát và mất phương hướng trở thành những thành phần giang hồ cộm cán như một phần của thời cuộc. Điều này được phản ánh rõ nhất qua văn học với nhiều tiểu thuyết ra đời trong giai đoạn này như:
- “Điệu ru nước mắt” Duyên Anh viết năm 1965, trong tác phẩm này chuyện đời của đệ nhất giang hồ Sài Gòn thời bấy giờ - Đại “Cathay” đã được thi vị hóa để Đại trở nên phong trần hơn, lãng tử hơn.
- “Loan mắt nhung” NguyễnThụy Long viết năm 1967, nói về Loan với biệt hiệu là "Loan mắt nhung" là một thanh niên lương thiện bị hoàn cảnh xã hội đưa đẩy trở thành du đãng nổi tiếng. ‘Loan mắt nhung’ sau này được dựng thành phim rất ăn khách, trong đó bản nhạc phim cùng tên do Huỳnh Anh sáng tác và Thái Châu trình bày cũng trở nên nổi tiếng.
- Hay nổi tiếng nhất là “Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoan” cùa Duyên Anh viết năm 1967. Tiểu thuyết viết về một nhân vật có thật là Hoàng “Guitar” - một tay du đãng khét tiếng là đàn em thân tín của Đại cathay, với lối sống khác thường và chuyện đời nhiều bi kịch. Tiểu thuyết sau được dựng thành phim và góp phần vào thành công của bộ phim không thể không kể đến bài hát “vết thù trên lưng ngựa hoang” sau đã rất được yêu mến, đến ngày hôm nay vẫn được nhiều người nghe đi nghe lại.
Hoàng “Guitar” là ai?
Với những ai có quan tâm đến những chuyện giang hồ hảo hán, “bụi đời” trước năm 1975 thì tứ đại giang hồ miền Nam thời ấy: “Đại - Tỳ - Cái - Thế” sẽ là những cái tên không hề xa lạ. Người đứng đầu chính là Đại Cathay với băng đảng hùng mạnh và có tổ chức nhất. Dưới trướng Đại là nhiều đàn em hung hãn không biết sợ là gì, tuy nhiên nổi bật trong đó lại có một nhân vật hết sức đặc biệt là Hoàng “Guitar”.
Hoàng Guitar là dạng “lưu manh tri thức” có thực tài, trầm tĩnh và biết dùng cái đầu chứ không chỉ biết đâm chém. Hoàng thi đậu tú tài toàn phần và dư sức ra Đà Lạt gia nhập trường võ bị nhưng thích ở lại Sài Gòn làm giang hồ. Điều đặc biệt y còn là một tay giang hồ lãng tử với biệt tài chơi guitar cực hay. Ban đầu y có biệt danh là Hoàng “Sayonara” do Hoàng chơi guitar bài Sayonara (Nhật Bản) khá ngọt. Là người có học thức kèm với tính cách hào hoa, mã thượng nên Hoàng nhanh chóng trở thành cách tay đắc lực cho Đại Cathay với số tiền kiếm được nhiều như nước. Tuy nhiên, khác với những tên giang hồ khác thường dùng tiền đầu tư làm ăn thì Hoàng lại tiêu pha vào các cuộc ăn chơi thâu đêm và có lối sống lang thang rày đây mai đó, nên đàn em thường gọi sau lưng bằng biệt danh “ngựa hoang”. Sau này khi băng đảng giang hồ Đại Cathay lần lượt bị cảnh sát bắt thì Hoàng Guitar tỉnh ngộ, hoàn lương quay về sống cùng người bạn gái lâu năm:
“Một hôm, ngựa bỗng thấy thanh bình. Thảm cỏ tình yêu dưới chân mình
Ân tình mở cửa ra với mình. Ngựa hoang bỗng thấy mơ, để quên những vết thù”
Thế nhưng để giải quyết hoàn cảnh túng thiếu khi vợ mang thai, Hoàng Guitar quyết định quyết định trở lại và làm một phi vụ cuối cùng - tổ chức cướp đồ Quân Tiếp Vụ. Tuy nhiên phi vụ thất bại, Hoàng lãnh trọn một băng bạn của quân cảnh Mỹ vào lưng, chết khi chưa kịp nhìn mặt đứa con đầu lòng.
“Ngựa hoang về đến bến sông rồi , cởi mở lòng ra với cõi đời
Nhưng đời làm ngựa hoang ngã gục và trên lưng nó ôi còn nguyên những vết thù”
Lời kết
“Vết thù trên lưng ngựa hoang” là nhạc phẩm ghi lại một đời giang hồ của Hoàng Guitar trong bối cảnh thời cuộc hỗn loạn. Đời giang hồ nhiều sóng gió, có nhiều người muốn hoàn lương để trở thành người lương thiện nhưng hoàn cảnh đẩy đưa rốt cuộc dẫn đến cái chết. Thế mới biết bước vào thì dễ rút chân ra mới khó, vậy nên trước khi quyết định một điều gì cần cân nhắc kĩ càng. Đây cũng như là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta khi nghe bài hát này.