Ở trên thế giới, học nhạc là một trong những môn học được khuyến khích phát triển nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, hình thành nhân cách của trẻ.
Chương trình Giáo dục âm nhạc |
Trọng tâm về giáo dục Âm nhạc |
Anh 1999 |
Kiến thức, kỹ năng và hiểu biết (Knowledge, skills and understanding): Kiểm soát âm thanh thông qua ca hát và chơi nhạc cụ- kỹ năng thực hành; Sáng tạo và phát triển ý tưởng âm nhạc- kỹ năng sáng tạo; Đáp ứng và xem xét- kỹ năng đánh giá; Lắng nghe, áp dụng kiến thức và hiểu biết |
Mỹ (Massachusetts) 1999 |
Các tiêu chuẩn (Standards): Ca hát; Đọc nhạc; Chơi nhạc cụ; Ngẫu hứng và sáng tạo; Phân tích; Mục đích và ý nghĩa trong nghệ thuật; Vai trò của các nghệ sỹ trong cộng đồng; Khái niệm về phong cách, ảnh hưởng và thay đổi phong cách; Sáng chế, công nghệ và nghệ thuật; Kết nối các liên ngành |
Canada (Quebec) 2004 |
Các năng lực (Competencies): Năng lực 1: Tạo ra tác phẩm âm nhạc; Năng lực 2: Thực hiện tác phẩm âm nhạc; Năng lực 3: Biết thưởng thức tác phẩm âm nhạc |
Phần Lan 2004 |
Các mục tiêu (Objectives): Hát, chơi nhạc cụ theo nhóm và cá nhân; Nghe âm nhạc một cách tích cực và chăm chú; Hiểu sự đa dạng của thế giới âm nhạc; Trình diễn âm nhạc, với vai trò hành viên của 1 nhóm nhạc; Đánh giá, phê bình về các thể loại và phong cách âm nhạc; Hiểu ý nghĩa các yếu tố trong âm nhạc, Sáng tạo và biểu diễn âm nhạc. |
Hàn Quốc 2007 |
Các nội dung (Contents): Hoạt động âm nhạc (ca hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, sáng tạo…); Hiểu biết về âm nhạc (kiến thức nhạc lý và đời sống âm nhạc…); Ứng dụng âm nhạc (trong và ngoài nhà trường…) |
Pháp 2008 |
Kiến thức, kĩ năng và thái độ: Một là cảm nhận âm nhạc, xây dựng văn hóa (Gồm 2 hoạt động: lắng nghe, khám phá và xác định đặc tính của âm thanh và âm nhạc; lắng nghe và nghiên cứu các tác phẩm để hình thành nền văn hóa âm nhạc và nghệ thuật cho bản thân); Hai là thực hành âm nhạc (Gồm 2 hoạt động: trình diễn và sáng tạo âm nhạc; các dự án phát triển năng lực âm nhạc và nền văn hóa nghệ thuật của HS) |
Singapore 2008 |
Các mục tiêu (Objectives): O1: Hát và chơi nhạc cụ theo giai điệu, bằng hình thức cá nhân hoặc nhóm; O2: Sáng tác và ứng tác âm nhạc; O3: Lắng nghe để mô tả và đánh giá âm nhạc; O4: Phát triển sự hiểu biết về các yếu tố, khái niệm âm nhạc; O5: Phân biệt, tiếp nhận âm nhạc từ nhiều nền văn hóa, nhiều thể loại; O6: Hiểu được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày |
Canada (Ontario) 2009 |
Các mạch (Strands): Sáng tạo và biểu diễn; Phản ánh, ứng phó và phân tích; Hình thức và bối cảnh văn hóa |
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những lợi ích mà âm nhạc mang lại, đặc biệt nghe nhạc từ nhỏ có thể giúp cho trí não phát triển. Vì vậy, một chương trình giáo dục âm nhạc được soạn thảo dài hạn ở nhiều quốc gia đã đem lại rất nhiều lợi ích cho HS thông qua môn học này. Có thể nói, giáo dục âm nhạc góp phần làm trẻ em trở nên thông minh hơn, đồng thời phát triển nhân cách một cách cách toàn diện.
Những môn học cốt lõi trong giai đoạn giáo dục bắt buộc ở các nước luôn có môn nghệ thuật theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (41 quốc gia, 33 nước thành viên và 8 nước đối tác), hay là môn âm nhạc và môn nghệ thuật theo tổng kết của INCA (Đánh giá quốc tế về Chương trình). Cũng theo INCA, những môn học bắt buộc ở Tiểu học, THCS và THPT của tất cả các nước là: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngôn ngữ và văn học, Khoa học xã hội, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân và các môn học tự chọn... Có thể thấy rằng, giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực giáo dục cốt lõi ở hầu hết các nước. Có nước xác định giáo dục nghệ thuật gồm 2 môn là Âm nhạc và Mỹ thuật, có nước lại lựa chọn 4 môn là Âm nhạc, Mỹ thuật, Khiêu vũ, Sân khấu ...