Âm nhạc là ngọn nguồn mang đến cho thế giới này vô số màu sắc cảm xúc, góp phần để làm nên những điều kỳ diệu này là nhạc khí. Với nhạc khí, một số nhạc sĩ đã biến hành tinh này thành một nơi đáng sống nhất với âm nhạc đặc biệt của họ.
Nhiều nhạc khí với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, gây ấn tượng mạnh không chỉ ở phần âm thanh mà còn mang giá trị lớn về mặt lịch sử, được nhiều người hâm mộ nhạc cụ khắp nơi trên thế giới trầm trồ, thán phục. Những nhạc khí này cũng có giá trị tiền mặt cao ngất, chỉ được mang ra định giá và bán tại các buổi đấu giá đẳng cấp. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 nhạc cụ đắt nhất từng được bán trên thế giới.
Đây là 1 trong 10 cây Viola được nghệ nhân làm đàn người Ý nổi tiếng Antonio Stradivari (1644-1737) chế tạo, và vẫn còn giữ được nguyên vẹn tới ngày nay. Tên của cây đàn là MacDonald, đặt theo tên người chủ đầu tiên sở hữu nó – Hầu tước Godfrey Bosville MacDonald ( Anh Quốc) vào thế kỷ 19 (1820).
Mặt trước của cây viola này được làm từ gỗ cây bách, mặt sau được làm từ một tấm gỗ cây phong, kết thúc bằng một lớp phủ vecni bóng tuyệt đẹp, còn nguyên vẹn, không tì vết sau 3 thế kỷ tồn tại. Cây đàn thuộc sở hữu của người đồng sáng lập tứ tấu Amadeus Quartet nổi tiếng, Peter Schidlof từ năm 1964 cho đến khi ông qua đời vào năm 1987.
Năm 2014, cây đàn được định giá với mức giá tối thiểu là 45 triệu đô, nhưng ở thời điểm đó chưa có ai trả giá thành công cho nhạc cụ huyền thoại này. Tại sao lại có thể khẳng định , Viola The MacDonald là một huyền thoại? Thứ nhất, đây là một trong hai cây Viola được Nghệ nhân Antonio Stradivari chế tác trong giai đoạn vàng thăng hoa của sự nghiệp (1700-1720), những nhạc cụ tốt nhất của ông đều ra đời trong giai đoạn này.
Thứ hai, là mức độ quý hiếm, trên thế giới hiện nay còn khoảng 600 cây Violin, 50 cây Cello và chỉ có 10 cây Viola mang thương hiệu Stradivari. Đây cũng là cây viola Stradivari đầu tiên được mang bán công khai trong vòng 50 năm qua, tuy nhiên hiện giờ vẫn còn cơ hội cho tất cả các nhà sưu tập, các nghệ sĩ yêu quý những nhạc cụ mang nhiều tầng giá trị như vậy vì The MacDonald chưa chính thức thuộc về ai.
Đây cũng lại là một tác phẩm của Nghệ nhân Antonio Stradivari, cây Cello này cũng được đặt theo tên nghệ sĩ Cello Jean – Louis Duport, người đầu tiên chơi cây đàn. Đây là một trong số những nhạc khí có số phận chuyên chuyên của Antonio, chiếc Cello được ông chế tạo vào năm 1711 theo yêu cầu riêng của bác sĩ Francois Chicoynesu.
1752 Chicoyneau qua đời, Duport Cello được gửi đến Paris để bán, nhưng không có người mua. Cuối cùng, nghệ sĩ Jean – Louis Duport được đại lý ủy quyền bán cây đàn này liên lạc xem họ có còn hứng thú với Duport không, sau đó anh em nhà Duport đã mua lại cây Cello này với một mức giá khá thấp.
Năm 1812, Jean – Louis Duport cho phép vua Napoleon Bonaparte xử lý cây Cello này sau khi tổ chức buổi hòa nhạc, có tin đồn rằng hiện nay trên bề mặt Duport vẫn còn vết lõm được tạo thành từ đế giày của vị vua nước Pháp. Jean – Louis Duport qua đời vào năm 1819, cây cello được truyền lại cho con trai ông. Năm 1843 nó được Auguste-Joseph Franchomme mua lại với mức giá kỷ lục thời bấy giờ - 25.000 Francs.
Cây đàn này được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ với giá 20 triệu đô vào năm 2008. . Sau đó Duport Cello lần lượt có chủ sở hữu là Gerald Warburg, Mstislav Rostropovic (1971).Có nhiều thông tin cho rằng sau khi Rostropovic qua đời, Duport Cello được mua bởi Nippon Music Foundation với giá 20 triệu đô, nhưng những người thừa kế của Rostropovich đưa ra ý kiến cây đàn vẫn thuộc sở hữu của họ vào năm cũng trong năm này.
Lý do làm nên sự đắt giá của cây đàn có lẽ là sự bền bỉ vượt thời gian của một chiếc violin. Cây đàn đã gần 300 tuổi những không có vết nứt nào, và chưa bao giờ cần sửa chữa hay thay thế. Nhạc cụ này được chế tác bởi nghệ nhân nổi tiếng người Ý – Guiseppe Guarneri vào năm 1741, đối thủ trực tiếp của Antonio Stradivarius thời bấy giờ.
Một nhà sưu tập giấu tên đã mua cây đàn này với giá 16 triệu đô vào năm 2012, sau đó cung cấp quyền sử dụng suốt đời cho nghệ sĩ người Mỹ Ane Akiko Meyers, mang lại nhiều hơn cơ hội thưởng thức những âm thanh tuyệt diệu cho công chúng yêu nhạc.
The Lady Blunt là một trong 2 cây Violin Stradivari được bảo tồn tốt nhất còn tồn tại. Antonio Stradivari sản xuất cây vĩ cầm này năm 1721, và tên của nó được đặt theo tên người chủ sở hữu đầu tiên – Lady Anne Blunt. Lady Blunt được bán đấu giá trực tuyến để cứu trợ từ thiện sau trận động đất và sóng tần Tohoku năm 2011.
Cây vĩ cầm được đặt theo tên của một nhà sưu tầm Thụy Điển thế kỷ 19, là người chủ sở hữu đầu tiên của nó được ghi nhận – Christian Hammer. Đây cũng là một trong những sản phẩm được tạo ra trong thời kỳ vàng của Stradivarius. Năm 1911 Hammer Stradivari xuất hiện ở Mỹ với nghệ sĩ, giáo viên violin Bernard Sinsheimer. Năm 1992, nó được một công ty dầu khí Nhật Bản mua lại trong một vụ buôn bán bất động sản.
Ngày 16 tháng 5 năm 2006 Hammer Stradivari nó được bán tại một cuộc đấu giá cho người mua ẩn danh chỉ sau 5 phút đồng hồ với mức giá 3,54 triệu đô la Mỹ, trong khi giá trị ước tính khoảng 1,5-2,5 triệu đô.
Đây là một trong những cây vĩ cầm đắt nhất thế giới, một sản phẩm của Nghệ nhân nhạc cụ dây thiên tài Antoni Stradivari, Messiah Stradivarius được chế tác năm 1716. Theo một công trình nghiên cứu mang tên Proceedings Of national Academy Of Sience năm 2016, chất lượng âm thanh tuyệt vời của cây đàn đến từ vật liệu cấu thành là gỗ vân sam.
Ông Antonio Stradivari đã chọn chặt cây vào một đêm không trăng của tháng 1, để có được những miếng gỗ nhẹ nhất (thời điểm này nhựa đều dồn xuống rễ cây, nên thân cây nhẹ hơn). Sau đó gỗ để phơi 1 năm rồi mới làm. Nhờ quá trình tôi luyện của tự nhiên cho gỗ cộng với kỹ thuật làm đàn đỉnh cao của Stradivari, cây vĩ cầm Messiah đã ra đời.
Nó được bán ở lần đấu giá cuối cùng là 20 triệu đô, và gần đây đã được phép “về hưu” trưng bày trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh sau hơn 300 năm kể từ ngày được sản xuất.
Chiếc Piano dáng đứng này của Steinway trông không khác gì một chiếc Piano bình thường, điểm nổi bật của cây đàn không nằm ở vẻ bề ngoài mà ở giá trị lịch sử. Đây là cây Piano thuộc quyền sở hữu của Jonh Lennon và Yoko Ono. Ca khúc “Imagine” được ra đời trên cây đàn này.
Cây đàn được sản xuất năm 1970, Jonh Lennon sở hữu Steinway Z vào tháng 12 năm đó. Năm 2009 Steinway Z được đưa lên sàn đấu giá, và nhanh chóng được George Michael – một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc mua lại với mức giá 2,08 triệu đô la Mỹ, nhưng thay vì giữ lại cho riêng mình, ông đã trao tặng cây đàn cho bảo tàng Beatles Story ở Liverpool. Có rất nhiều người khó hiểu với hành động này của George Michael, nhưng theo ông, điều đó là xứng đáng cho chiếc đàn Piano vô giá này.
Đây là một cây vĩ cầm cổ, được tạo ra bởi Stradivari vào năm 1699, 1 năm trước khi bắt đầu bước vào thời kỳ vàng của ông.
Lady of Tennant-Lafont Stradivarius thuộc sở hữu của nghệ sĩ violin thế kỷ 19, Charles Philippe Lafont, Sau khi Lafont chết, cây đàn này được mua lại bởi đại lý vĩ cầm London We Hill & Sons, người đã lần lượt bán nó cho Sir Charles Clow Tennant, doanh nhân người Scotland này đã tặng cây vĩ cầm cho vợ mình Marguerite Agaranthe Miles Tennent, một nghệ sĩ violin nghiệp dư làm quà tặng.
Ngày 22 tháng 4 năm 2005. Lady of Tennant được bán với giá 2,032 triệu đô tại NewYork sau đó được nghệ sĩ Yang Liu và Yossif Ivanov lần lượt mượn biểu diễn tại những buổi hòa nhạc lớn.
Bạn có thể nghe thấy âm thanh của cây guitar Strat Fender này trong nhiều bản hit của Eric Clapton, vì đây là cây Guitar yêu thích của ông. Clapton đã bán lại Blackie vào năm 2004 với giá 959.500 đô la để gây quỹ cho trung tâm cai nghiện Crossroads của mình. Năm 2005, cây guitar này lại được bán trong một buổi đấu giá nhằm gây quỹ reach Out Asia tại Quatar, một quỹ từ thiện dùng để cứu trợ những nạn nhân sau thảm họa sóng thần. Cây guitar này được rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ký tặng trước khi được đem ra đấu giá.
Thương hiệu Martin bắt đầu sản xuất đàn Guitar ở Mỹ vào giữa năm 1800. Ngày nay, họ tạo ra hơn 50.000 nhạc cụ mỗi năm. Sau năm 1929, Martin bắt đầu sản xuất dòng OM, dòng đàn này được cho là những cây đàn guitar đẹp nhất từng được sản xuất.
OM-45 Deluxe là dây guitar được Roy Rogers lựa chọn, được bán đấu giá vào năm 2009 với số tiền là 554.500 đô la. Mặc dù một phiên bản bản sao của OM-45 có thể được mua với giá dưới 80.000 đô la ngay tại thời điểm đó.
Những nhạc cụ này đã cống hiến rất nhiều giá trị về âm thanh, lịch sử xuyên suốt quãng thời gian mình tồn tại, đây chính là lý do nói lên sự đắt giá của chúng. Tuy nhiên chúng lại ít khi được thấy khán giả do sự quá quý trọng. Chúng ta hy vọng, những nhạc cụ như vậy phải được biểu diễn thường xuyên và được lắng nghe một cách nghiêm túc nhất, hơn là nằm lạnh lẽo trong những két sắt vô hồn và chỉ được “hít thở” đôi ba lần một năm như lời của David Aaron Carpenter đã nói.
Cùng chủ đề nhạc cụ đắt tiền:
CR40A Crystal - phân khúc piano đắt tiền của Kawai có gì đặc biệt?
Có nên mua đàn Violin đắt tiền cho người mới học?
10 nhạc cụ đắt nhất từng được bán trên thế giới
Tổng hợp những cây đàn piano đắt nhất thế giới
Người yêu thích âm nhạc dễ trở nên người thành đạt