Chúng ta thường thấy trẻ em ngân nga một giai điệu trong khi đi bộ hoặc đi chơi, trẻ nắm tay nhau cùng ca hát trong các hoạt động tập thể, trẻ nhún nhảy theo tiếng nhạc nếu chúng nghe thấy ở bất cứ đâu. Về cơ bản, những đứa trẻ đó bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng được tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt những đứa trẻ như nhau trong một lớp học và xếp chúng ngồi vào cây đàn Piano, tiếng nói của chúng trở nên nhỏ và các ngón tay của chúng trở nên cứng. Tại sao những đứa trẻ như gắn liền cả cơ thể với âm nhạc lại có dấu hiệu của sự căng thẳng như vậy? Đó là phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi chúng phải “học”.
Xem thêm
Để âm nhạc gần gũi với đứa trẻ nhất, nhiệm vụ của người thầy là dẫn dắt học sinh chủ động tiếp cận với cây đàn Piano, khuyến khích trẻ luyện tập và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Muốn làm được điều đó thì phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng, mỗi một phương pháp mà người thầy sử dụng trong quá trình dạy học Piano cho trẻ đều cần phải đảm bảo tính hệ thống, vừa sức với học sinh, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh và quan trọng nhất là phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như kết hợp được nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành trên đàn.
Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn. Mỗi một đối tượng học tập khác nhau, giáo viên cần nghiên cứu những phương pháp, yêu cầu học tập khác
nhau đối với học sinh cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ, mức độ nhận thức, đặc thù của bộ môn,…
Với những yêu cầu trên và dựa vào đặc thù của bộ môn, chúng tôi chia thành 2 nhóm phương pháp chính trong dạy học Piano cho trẻ em: Nhóm Phương pháp sư phạm, Nhóm phương pháp chuyên ngành.
Trong phần này chúng tôi muốn nói về phương pháp sư phạm trong việc giảng dạy đàn piano cho trẻ
Phương pháp sư phạm bao gồm phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan sinh động. Vì là bộ môn đòi hỏi nhiều sự thực hành với trẻ nên nhóm phương pháp này sẽ được sử dụng ít hơn trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, đây lại là nhóm phương pháp mà nếu người thầy sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả sẽ tạo được hứng thú học tập với trẻ.
1. PP dùng lời (thuyết trình và vấn đáp)
Sử dụng khi giảng dạy cho trẻ về các ký hiệu âm nhạc, lý thuyết, xướng âm, giới thiệu tác phẩm, cách thể hiện, đặt câu hỏi về những vấn đề đã học, gợi mở, nhắc nhở,… trong mỗi tiết học.
Đây không phải là phương pháp cơ bản nhưng cần thiết vì nó hỗ trợ các phương pháp khác, giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng chơi đàn kết hợp nhìn bản nhạc (tổng phổ).
2. PP trực quan sinh động
Chủ yếu là phương pháp sử dụng phương tiện dạy học. Với đặc thù bộ môn, yêu cầu tối thiểu mỗi trẻ sẽ được sử dụng một đàn Piano để luyện tập, thực hành trực tiếp trên lớp cũng như tại nhà. Ngoài ra, các băng đĩa nhạc beat kèm giáo trình, máy gõ nhịp hỗ trợ trẻ tập theo nhịp và nâng cao khả năng hòa tấu, cảm thụ âm nhạc, bảng, hình ảnh,...
Bao gồm phương pháp trình diễn tác phẩm, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp kiểm tra đánh giá.
1. Phương pháp trình diễn tác phẩm:
Với độ tuổi của trẻ từ 6 – 11 tuổi thì đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong quá trình giảng dạy Piano. Trước mỗi bài học, giáo viên cần làm mẫu để các em có cái nhìn tổng thể và khái quát hơn với bài học, từ giai điệu, xướng âm, lời hát (nếu có), đến sắc thái bản nhạc, tư thế ngồi đàn, biểu diễn trên đàn, nét mặt thể hiện,… Phương pháp trình diễn tác phẩm sẽ dần được giáo viên sử dụng ít đi vào các Part (các phần trong bộ giáo trình John Thompson được gọi theo thứ tự từ Part 1 đến Part 5 với cấp độ khó dần) học tiếp theo khi học sinh đã có những kiến thức nhất định với bộ môn Piano, đòi hỏi các em phải có khả năng nhìn tổng thể bản nhạc, tự vỡ bài và hoàn chỉnh tác phẩm. Lúc này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển, chỉnh sửa lỗi giúp học sinh.
2. Phương pháp thực hành luyện tập:
Đây là phương pháp không thể thiếu đối với bộ môn đòi hỏi phải thực hành, luyện tập thường xuyên như Piano. Ngoài những kiến thức lý thuyết, các em cần liên tục thực hành, rèn luyện từ lúc vỡ bài, cho đến khi hoàn chỉnh tác phẩm, thậm chí là sau khi học xong tác phẩm đó. Với đặc thù là bộ môn tự chọn, không học thường xuyên, nên việc các em phải tự luyện tập tại nhà sau mỗi buổi học là vô cùng cân thiết, đòi hỏi sự tự giác, chăm chỉ của mỗi em để đạt được kết quả cao hơn. Vì đang ở lửa tuổi chưa có ý thức tự giác tập bài, nên để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương pháp thực hành luyện tập, ngoài việc truyền cho các em niềm yêu thích môn học, đưa các em vào nề nếp học tập trên lớp, giáo viên cũng cần làm việc trực tiếp với phụ huynh học sinh, thống nhất về việc nhắc nhở các em tập bài ở nhà, như thế sẽ giúp các em có những tiến bộ nhanh trong học tập.
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Qua các bài kiểm tra đánh giá, học sinh được kiểm tra lại kiến thức đã học (nhạc lý, xướng âm, trình diễn tác phẩm) cũng như rèn luyện kỹ năng biểu diễn trên sân khấu, trước đám đông và được sự đánh giá của những thầy cô có chuyên môn. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chủ động thường xuyên kiểm tra đánh giá tại lớp, biến lớp học thành một sân khấu nhỏ nhằm giúp các em rèn luyện sự tự tin, tăng thêm hứng thú học tập.
4. Phương pháp học piano mầm non của chương trình Music For Little Mozarts tại Việt Thương Music
Dalcroze
Phương pháp giáo dục Dalcroze Eurhythmics giúp học sinh cảm nhận, tương tác, thấu hiểu và sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt chuyển động nhịp điệu và ngẫu hứng. Các khái niệm, phương thức thể hiện của âm nhạc cũng như tính kế thừa từ các môn nghệ thuật khác như múa, sân khấu kịch, body language giúp học sinh kết nối sâu sắc thể chất, tâm hồn trong một trải nghiệm vô cùng độc đáo.
Các chuyển động định hình một mạch thông tin và cơ chế phản hồi vận động liên tục giữa não bộ và cơ thể. Nhờ đó, qua thời gian trẻ sẽ cảm nhận được sự chính xác, kĩ năng phối hợp và biểu diễn cải thiện đáng kinh ngạc.
Kodály
Phương pháp giáo dục âm nhạc Kodály là sự tổng hợp vận dụng bốn công cụ giảng dạy chính là hệ thống ký hiệu tay, xướng âm kết hợp ký hiệu tay, chữ tiết tấu và hình tiết tấu và cuối cùng là kết hợp nguồn tài liệu âm nhạc dân gian. Nhằm hướng đến mục đích phát triển các cảm nhận, tư duy và kỹ năng âm nhạc cho trẻ thông qua trải nghiệm, vận động và hoạt động để trẻ phản ứng với âm nhạc một cách tổng thể, tích cực.
Theo Giáo sư âm nhạc Zóltan Kodály - Giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt để phát triển khả năng âm nhạc, vốn tiềm tàng một cách tự nhiên trong mỗi đứa trẻ. Giọng hát, nhạc cụ tự nhiên của các em, là phương tiện diễn tả âm nhạc cần được ưu tiên phát triển trong giáo dục âm nhạc.
Video trẻ học xướng âm theo phương pháp Kodály tại Việt Thương Music
Orff Schulwerk
Phương pháp Orff-Schulwerk dựa trên nền tảng khai thác và phát triển năng lực âm nhạc thông qua khả năng vui chơi tập thể và vận động. Những khả năng này tiềm tàng một cách tự nhiên trong mọi đứa trẻ. Năng lực âm nhạc tự nhiên đó bao gồm: hát, xướng đồng dao – ca dao, vỗ tay, đập gõ, chơi trò chơi, nhảy múa, v.v. Theo Orff và Keetman, trẻ học âm nhạc bắt đầu bằng nghe và thực hành trước, rồi mới đến đọc và viết. Quá trình phát triển các kỹ năng âm nhạc của trẻ giống như quá trình trẻ học một loại ngôn ngữ nào đó
Với các phương pháp dạy piano cho trẻ như trên, chúng tôi tin rằng trẻ sẽ có một quá trình học nhạc nhẹ nhàng, vui vẻ và sáng tạo.
Mọi thông tin về các khóa học Piano mầm non Music For Little Mozarts, Kawai Music, khóa học Pop Piano cho các bé lớn hơn và người trưởng thành các bạn có thể liên hệ 1800 6715 để biết thêm chi tiết.