Micro dynamic là dòng micro thông thường, khá phổ biến trong các dàn âm thanh karaoke, sân khấu biểu diễn,... Còn micro condenser là dòng rất được ưa chuộng trong các phòng thu âm. Vậy làm sao để phân biệt micro condenser và micro dynamic?
Micro condenser (hay micro tụ điện) có màng hoạt động tương tự như tụ điện. Khi có âm thanh tác động vào màng thu sẽ tạo ra những rung động và chuyển hóa thành tín hiệu âm thanh.
Micro condenser là loại micro có độ nhạy cao, khả năng bắt âm chính xác, chất lượng âm thanh phát ra trung thực, không bị mất tiếng bass khi để xa. Bởi sở hữu những đặc tính đó mà micro condenser thường được sử dụng phổ biến trong các phòng thu. Ngoài ra, thiết bị micro này cũng rất thích hợp dùng để thu âm các dạng tín hiệu mềm như guitar thùng, giọng hát,...
Micro dynamic (hay micro điện động) có cấu tạo như một chiếc loa với màng rung cực kỳ mỏng gắn với một cuộn dây đồng mảnh được đặt vào khe từ trường của khối nam châm lớn.
Âm thanh từ bên ngoài sau khi được micro dynamic tiếp nhận sẽ chuyển đến màng rung. Với sự rung động trong môi trường từ trường của cuộn nam châm sẽ tạo nên những tín hiệu âm được khuếch đại lên bởi amply hoặc mixer.
Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc trưng như vậy, micro dynamic thường được sử dụng tại các hội trường, sân khấu lớn,... Bên cạnh đó, vì có tác dụng giúp khuếch đại âm thanh nên loại micro này cũng thường được dùng để thu âm các loại nhạc cụ có cường độ cao như trống hay kèn trumpet.
Chúng ta có thể phân biệt micro condenser và micro dynamic qua một số tiêu chí sau:
Micro condenser | Micro dynamic | |
Nguyên lý hoạt động |
Hoạt động theo nguyên lý tương tự như tụ điện Khi có âm thanh tác động vào màng thu sẽ tạo ra những rung động và chuyển hóa thành các tín hiệu âm thanh |
Dựa trên nguyên lý cảm ứng từ Khi có âm thanh tác động lên màng kim loại sẽ khiến lõi đồng rung và tạo ra dòng điện xoay chiều khuếch đại thành tín hiệu âm thanh |
Tần số đáp ứng | 20Hz - 20kHz | 50Hz - 16kHz |
Kích thước & đặc tính của màng thu | Mỏng và nhẹ | Có độ dày và trọng lượng nặng hơn |
Năng lượng hoạt động | Khi hoạt động cần được cung cấp nguồn năng lượng từ bên ngoài từ 9 - 50V (hoặc nguồn Phantom 48V) | Đủ khả năng sinh ra dòng điện khi chuyển động nên không cần cung cấp nguồn năng lượng từ bên ngoài. |
Độ bền | Dễ bị vỡ, hỏng | Độ bền tốt hơn |
Giá thành | Đắt đỏ, có thể lên đến vài chục triệu đồng | Rẻ hơn, thường có giá chưa tới 10 triệu đồng |
Câu trả lời là tùy vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu sử dụng ở hội trường hay sân khấu thì micro dynamic là phù hợp, nhưng nếu sử dụng trong phòng thu chuyên nghiệp thì micro condenser mới là lựa chọn ưu tiên. Vậy nên hãy cân nhắc mục đích nhu cầu sử dụng của mình để chọn mua sản phẩm micro phù hợp nhé.
Trên đây là cách phân biệt micro condenser và micro dynamic mà Việt Thương muốn chia sẻ với các bạn. Nếu còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp, xin vui lòng liên hệ Việt Thương ngay để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Chi nhánh Việt Thương Music
TP HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
ĐÀ NẴNG