Nếu là người chơi âm thanh chuyên nghiệp, chắc chắn bạn đã từng nghe đến loa toàn dải. Vậy loa toàn dải là gì? Phân biệt loa toàn dải như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt loa toàn dải dễ dàng và nhanh chóng.
Loa toàn dải (hay loa full range) là loại loa được cấu tạo chỉ với một thùng loa duy nhất. Đây là dòng loa thế hệ mới, loa toàn dải đã và đang thay thế mạnh mẽ 2 dòng loa truyền thống là loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng, chỉ sử dụng duy nhất một con loa tái hiện lại toàn bộ cả 3 đường tiếng cao, trung và thấp.
Cụ thể, loa toàn dải là loa có cả 3 đường tiếng cao, trung và thấp cùng được chơi qua một con loa duy nhất, nghĩa là từ một củ loa, dòng loa này tích hợp và phát cả 3 đường tiếng. Trong khi đó, các dòng loa khác sẽ đảm nhận một âm khác nhau, ví dụ như loa sub đảm nhận âm trầm, loa treble đảm nhận âm cao.
Cấu tạo loa toàn dải cũng đơn giản hơn, chỉ gồm 1 loa và 1 thùng loa. Không sử dụng bộ phân tần nên không bị lệ thuộc vào chất lượng phân tần. Do đó, bạn sẽ cảm nhận được âm thanh truyền cảm ở giọng hát.
Nhược điểm của loa toàn dải là rất khó để đạt đến âm cực trầm hoặc cực cao. Vì vậy, người ta thường dùng toàn dải để nghe loại nhạc với giọng hát là chủ đạo (vocal), đàn dây, piano solo, dàn nhạc ít người,… Còn nếu yêu thích nhạc giao hưởng thì bạn không nên sử dụng loa toàn dải.
Về cơ bản, có ba cách để phân biệt loa toàn dải.
Loa toàn dải khác biệt cơ bản nhất với loa thường là bộ loa chỉ có mỗi 1 loa trong thùng loa để phát ra cả cao, trung và thấp, không sử dụng bộ phân tần như loa nhiều dải.
Quan sát bằng mắt, bạn dễ dàng phân biệt loa toàn dải thông qua các đặc điểm sau:
Lưu ý: Không phải loa toàn dải nào cũng có phễu ở giữa, có thể là hình tròn úp hoặc hình nón úp vào bên trong. Bạn cũng đừng nhầm loa toàn dải với loa đồng trục, nếu so sánh loa toàn dải và loa đồng trục, bạn cũng thấy chỉ có 1 loa thôi nhưng trong loa đồng trục có thể có cái nón (hoặc kèn nhỏ) nằm rời với mặt loa lớn.
Loa toàn dải nghe nhạc gì? Loa toàn dải hoàn toàn phù hợp với những người muốn thưởng thức dòng nhạc vàng, nhạc trữ tình, độc tấu nhạc cụ,… Muốn sở hữu một bộ loa ưng ý, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua hai kinh nghiệm mua loa toàn dải dưới đây.
Màng loa thường được cấu tạo từ kim loại (chủ yếu là nhôm), sợi tổng hợp và giấy chuyên nghiệp. Màng loa làm từ giấy chuyên biệt giúp loa có trọng lượng nhẹ hơn, độ rung hoàn hảo và độ căng tốt. Khi mua loa, hãy cân nhắc chọn lựa các loại chất liệu này. Bên cạnh đó, bạn hãy để ý thêm phần nam châm của loa, đặc điểm là phần nam châm rất to và lực từ rất lớn. Nếu mua loa có màng loa mỏng, gân loa mềm thì âm thanh sẽ phát ra trọn vẹn nhất.
Về kiểu dáng, loa toàn dải được thiết kế với 3 kiểu thùng:
Bạn nên cân nhắc khả năng tài chính cũng như yêu cầu về thiết bị của mình để chọn mua loa toàn dải phù hợp.
Trên đây là cách phân biệt loa toàn dải mà Việt Thương muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để phân biệt loa toàn dải nhanh chóng và chính xác.
Chi nhánh Việt Thương Music
TP HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
ĐÀ NẴNG