Cấu tạo loa toàn dải ra sao? Loa toàn dải ghép với amply nào?

31/10/2022 3188

Loa toàn dải (tức loa full range) ngày càng được sử dụng phổ biến trong hệ thống âm thanh. Tuy sử dụng nhiều nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo loa toàn dải như thế nào? Loa toàn dải ghép với amply nào? Thậm chí có người dùng còn chưa biết loa toàn dải có hát karaoke được không? Trong bài viết này, Việt Thương sẽ giải đáp giúp bạn những câu hỏi nêu trên.

Loa toàn dải

Cấu tạo loa toàn dải

Loa toàn dải chỉ có một loa trong một thùng, nhưng đảm nhận vai trò phát ra cả ba âm thấp, cao và trung. Loa toàn dải sử dụng 2-3 loa con trong một thùng để phát ra âm thanh.

Cấu tạo loa toàn dải gồm các bộ phận sau.

Nón loa phụ

Điểm đặc biệt nhất của loa toàn dải thường được trang bị thêm 1 nón loa phụ được bố trí nằm trong nón loa chính, nhằm mục đích tăng cường khả năng thể hiện tần số cao.

Màng loa

Màng loa được làm từ các chất liệu quen thuộc như nhựa, sợi tổng hợp hoặc bằng kim loại (chủ yếu là nhôm),... Nhưng chất liệu được sử dụng phổ biến nhất là giấy, có ưu điểm là nhẹ và bền, đồng thời giúp âm thanh được thể hiện một cách mạnh mẽ và chính xác hơn.

Nam châm

Nam châm của loa toàn dải có một đặc điểm khá khác so với các loại loa còn lại là chúng rất lớn và lực từ mạnh. Đây cũng là lý do chỉ có một số hãng lớn trong lĩnh vực âm thanh như Sony, JBL, Philips,... mới có đủ khả năng sản xuất loa toàn dải.

Thùng loa

Cũng giống như các loại loa khác, loa toàn dải cũng cần phải có thùng để tạo ra những thanh âm chất lượng nhất. Cấu tạo thùng loa toàn dải có 3 kiểu phổ biến là thùng hở, thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau.

Mỗi kiểu thùng sẽ có các ưu nhược điểm riêng của chúng: Thùng hở: có công dụng phản hồi âm trầm ở tần số thấp. Nhỏ gọn, thích hợp cho các bạn muốn tiết kiệm chi phí khi mua thùng loa. Tuy nhiên, với kiểu thùng này sẽ hạn chế tiếng trầm và độ nhạy của âm thanh. Thùng phải hồi tiếng trầm: có chức năng tăng tiếng bass nhờ chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi. Thùng kèn sau: có tác dụng tăng độ nhạy và khả năng tái tạo âm trầm của loa toàn dải.

Thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau thuộc kiểu thùng loa to, khắc phục được nhược điểm của thùng hở. Tuy nhiên, kiểu thùng này sẽ gây tốn diện tích sử dụng, khó gia công và đặc biệt chi phí khá cao.

Cấu tạo loa toàn dải

Loa toàn dải ghép với amply nào?

Nhược điểm dễ thấy nhất ở loa toàn dải là kén thiết bị phối ghép chứ không hề dễ phối ghép như các loại loa thông thường.

Với amply, loa toàn dải nên được phối ghép với amply đèn điện tử ba cực – SET. Với độ nhạy từ 90 đến 99dB, loa toàn dải có thể dễ dàng điểu khiển bởi những ampli SET chạy bóng 2A3, 300B có công suất từ 3 đến 7W, hay thậm chí amply dùng bóng 45 có công suất chỉ 1,5W. Khi kết nối với nhau, toàn bộ ưu điểm nổi bật về âm thanh của loa toàn dải và amply SET được bộc lộ hết, biểu hiện đặc biệt rõ rệt ở phần trung âm hết sức chi tiết nhưng lại rất mềm mại, có chiều sâu.

Nếu bạn muốn có tiếng bass mạnh mẽ hơn, bạn có thể ghép loa toàn dải với những amply đèn đẩy – kéo có công suất trên 10W. Nhưng lúc đó, loa toàn dải sẽ mất đi phần nào sự tinh tế, mềm mại ở phần âm trung và cao. Bên cạnh đó, amply này chạy mạch class A, không dùng hồi tiếp âm có công suất ra loa là 10W nên khi kết hợp với loa toàn dải sẽ cho chất lượng âm thanh không kém gì những amply đèn SET chất lượng cao nhưng với giá thành thấp hơn đáng kể.

Loa toàn dải có hát karaoke được không?

Với độ nhạy cao và thiên về âm trung nên loa toàn dải tái hiện cực kì chi tiết âm thanh của những dụng cụ có trong bản nhạc, đây là điều mà những dòng loa thông thường không thể làm được, đem đến cho người dùng những trải nghiệm chân thực và thú vị nhất. Vì những đặc điểm trên, loa toàn dải rất phù hợp với những dòng nhạc nhẹ nhàng như bolero, jazz, acoustic, giọng hát hoặc nhạc hoà tấu thính phòng với số lượng nhạc cụ vừa phải. Bên cạnh đó thì với dải tần và khả năng tái hiện âm trầm còn hạn chế, loa toàn dải sẽ không phù hợp để thưởng thức những dòng nhạc mạnh như rock, pop hoặc những bản giao hưởng hoành tráng.

Có thể thấy, với dải âm còn hạn chế, chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh, hơn nữa việc phối ghép còn gặp nhiều khó khăn do kén amply, do đó sử dụng loa toàn dải để hát karaoke là điều hoàn toàn không phù hợp. Bởi lẽ dòng loa này được sản xuất với những linh kiện và thông số khá đặc thù chỉ dành cho nghe nhạc, nhằm đem đến cho người dùng những trải nghiệm âm thanh chi tiết và chân thực nhất. Với những loại nhạc dance, dàn karaoke thường có tiết tấu nhanh, giai điệu mạnh sẽ làm vỡ âm thành dù bạn có trang bị thêm bất kì thiết bị nào.

Sử dụng loa đúng mục đích sẽ cho chất lượng tốt nhất. Nếu sử dụng loa để trang bị vào dàn karaoke bạn nên chọn loa sub, loa thùng thì âm thanh sẽ tốt hơn rất nhiều.

Loa toàn dải có hát karaoke được không?

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Việt Thương đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo loa toàn dải cũng như cách ghép loa toàn dải với amply và sử dụng loa toàn dải như thế nào cho phù hợp. Nếu vẫn còn thắc mắc về loa toàn dải, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé.

 

Chi nhánh Việt Thương Music

TP HỒ CHÍ MINH

  • Chi nhánh: 369 Điện Biên Phủ, P. 4, Q.3, TPHCM
  • Hotline: (028) 3839 6368

HÀ NỘI

  • Chi nhánh: 46 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội 
  • Hotline: 024.7300.3333

ĐÀ NẴNG

  • Chi nhánh: 344 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hotline: (023) 6365 4227
Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.