Hướng dẫn kết nối loa với các thiết bị âm thanh

17/10/2017 5625

Loa là thiết bị đầu cuối của một hệ thống âm thanh, nó làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ bàn mixer, amply hay cục đẩy công suất và chuyển đổi tín hiệu điện phát ra âm thanh. Và để nhận và phát được âm thanh thì phải kết nối loa với các thiết bị trên. Thường thì vấn để kết nối sẽ do các chuyên viên kĩ thuật làm nhưng thực chất nó không khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách kết nối loa với các thiết bị âm thanh khác.

1. Kết nối loa với amply

Đầu tiên bạn cần phải biết amply công suất hay còn gọi là Power Amply có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu ở mức vừa từ các thiệt bị phát tín hiệu như: điện thoại, đầu DVD,… lên mức tín hiệu lớn hơn ra loa.

Kết nối loa với amply

Ví dụ khi kết nối một hệ thống âm thanh bao gồm: 01 amply, 02 loa, 01 đầu DVD, TV.

Như hình trên, cổng kết nối với loa được chia làm hai trạm kết nối A và B, mỗi trạm có 4 cổng kết nối dành cho tín hiệu Dương (+) và Âm (-) của hai kênh phải (right) và trái (left). Khi kết nối với loa cần chủ ý nối đúng màu hoặc đúng ký hiệu được ghi trên các cổng kết nối của loa và amply.

Hai trạm kết nối sẽ cho phép kết nối với 4 loa (2 trái và 2 phải). Nếu chỉ sử dụng 2 loa thì bạn nên kết nối vào trạm A.

Đây là cách kết nối loa với amply thông thường, với hệ thống âm thanh phức tạp hơn thì bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên viên kĩ thuật.

2. Kết nối loa với cục đẩy công suất

Cục đẩy công suất là thiết bị dùng để khếch đại tín hiệu âm thanh ra loa để âm thanh thêm sinh động, rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Với một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp hơn thì cục đẩy công suất sẽ được kết nối và nhận tín hiệu từ bàn mixer.

Kết nối loa với cục đẩy công suất

Có rất nhiều cách để kết nối loa với cục đẩy công suất, dưới đây là một vài cách tiêu biểu và dễ dàng thực hiện mà chúng tôi tổng hợp được:

  • Đấu 2 kênh Dual Chanel: sử dụng tải loa 4 Ohm, 8 Ohm, 1 Chanel. Ngoài ra có thể sử dụng thêm Stereo khi tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc Mono – Stereo và để ở vị trí giữa Dual. Cách đấu nối này chỉ sử dụng khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Công suất của máy có thể tăng lên nhiều nhưng khi máy hoạt động nóng hơn.
  • Đấu nối Bridge Mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường có quy định bên phải là dương và bên trái là âm. Chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào sẽ cắm Chanel đó.
  • Đấu nối Parallel Mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang Parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa hơn bạn chỉ cần bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V. Cách này ngõ vào tín hiệu chỉ sử dụng được 1 trong 2 ( Trái hoặc phải, A hoặc B tùy theo hãng sản xuất)

Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí Bridge – Mono: phương pháp này nối tiếp 2 Chanel nên công suất tải được tăng lên gấp đôi (thường sử dụng để kéo loa công suất lớn hơn với trở kháng 8 Ohm)

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.