TIỀN THÂN VÀ SỰ CHUYỂN MÌNH CỦA FENDER STRATOCASTER
Cuối năm 1985 , Fender bước qua một hành trình mới khi CEO Bill Schultz mua lại doanh nghiệp từ chủ cũ CBS, nhằm giải cứu hãng khỏi việc phá sản, Schultz cho rằng việc kinh doanh của Fender không phát triển và trên bờ vực phải rời khỏi cuộc chơi. Chính vì thế, Schultz đã đề xuất những cải cách nhằm cải thiện tình hình của Fender trong đó cải cách đầu tiên đó là hồi phục và nâng cấp dòng đàn Stratocaster vốn là nhận diện thương hiệu của Fender ( Signature ). Không cần phải là một sản phẩm đắt tiền tốn nhiều chi phí, chỉ cần chỉnh sửa và nâng cấp dựa trên nguyên bản của cây đàn Stratocaster mà Leo Fender đã thiết kế nhưng vẫn giữ được nét cơ bản của cây đàn.
Và thế là Fender American Standard được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên với cộng đồng người chơi guitar trong NAMM Show ( Hội nghị nơi các loại nhạc cụ được giới thiệu đến người tiêu dùng ) vào năm 1987 tại Mỹ. Những sự cải tiến mà Billy Schultz đã đem lại màu sắc mới cho dòng Stratocaster của Fender này là:
1. TBX Tone ( Treble Bass Expander : Hệ thống tăng dải âm cao và âm trầm của âm thanh )
Hệ thống TBX Tone độc quyền của fender giúp tăng dải âm cao và âm trầm của mỗi cây đàn thuộc dòng American
Với hệ thống TBX chúng ta có thể điều chỉnh được âm thanh của cây đàn:
+ Điều chỉnh ở Tone 0% TBX tắt cho ra được Nốt nhạc bass trầm, không rõ ràng, đầy
+ Điều chỉnh ở Tone 50% TBX tắt cho ra được Nốt nhạc sáng vừa, mỏng
+ Điều chỉnh ở Tone 100% TBX mở cho ra Nốt nhạc rõ ràng, chi tiết, Âm trầm, vừa, vang và sáng.
2. Headstock ( Đầu đàn ) được Billy cho in logo Fender nhằm khẳng định hình ảnh của thương hiệu Fender lên dòng Stratocaster hay có thể gọi là nhắc đến Stratocaster là nhắc đến Fender.
3. Bridge được thiết kế thành 2 point giúp cho mềm mại, trơn tru khi thực hiện tremolo. So với 6 point
Với những thay đổi này, dòng American Standard tồn tại và đưa Fender trở lại thị trường với người tiêu dùng cho đến năm 2017, Hãng quyết định tung ra một dòng sản phẩm mới tiếp bước sự thành công này.
AMERICAN PROFESSIONAL I – TIẾP BƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN
Sau hơn 30 năm hình thành và định hình cho dòng Stratocaster, đến năm 2017 , Fender quyết định tung ra một dòng sản phẩm tiếp bước với dòng American Standard đó là American Professional I, mặc dù có sự khác biệt lẫn nhau nhưng American Professional vẫn giữ được hình ảnh bản sắc của American Standard. Đặc biệt hơn , ngoài dòng Stratocaster như trước đây, hãng quyết định mở rộng đa dạng với Guitar như Telecaster, Stratocaster , Bass, Jazzmaster… . Vậy sự khác biệt của hai dòng này ở điểm nào ?
Như đã đề cập ở trên , ở dòng American Professional I , chỉ có một chút sự thay đổi trong cấu tạo bộ phận trên cây đàn còn lại vẫn giữ nguyên bản sắc của thành công từ American Standard, một số chi tiết thay đổi đáng kể là:
Dáng cần đàn ( Neck Shape )
Ở phiên bản American Standard dựa theo thiết kế của Leo Fender mà Billy cải tiến lại, cần đàn vẫn được Billy giữ lại ở dán chữ “ C “ hiện đại , với cần đàn dáng C người chơi sẽ cảm giác được cây đàn sẽ ôm sát với tay mình hơn so với các dáng cần đàn khác và khi thực hiện các kĩ thuật chơi đàn , khi cây đàn ôm sát với tay người chơi, họ dễ dàng điều khiển được đôi tay của mình. Nhưng còn với những người có bàn tay rộng, to hơn thì việc để ôm sát một cần đàn là điều khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình luyện tập hay chơi nhạc và chắc chắn để lại sự trải nghiệm không tốt về cây đàn. Vì thế , Fender đã thay đổi đường kính của cần đàn C để tạo ra một chiều sâu lớn hơn so với C bình thường, từ đó giúp cần đàn trở nên rộng hơn và ôm sát với bàn tay của người chơi hơn, bên cạnh đó độ dày của fretboard ở cần đàn Deep C được thiết kế mỏng hơn so với Modern C giúp người chơi có đôi tay nhỏ có thể dễ dàng chuyển ngón, bấm nốt đàn.
Pickups ( phần điện tử )
Phần pickup được thiết kế bởi Tim Shaw, với Pickups New V-Mod này từng pickup đơn sẽ thu nhận được tín hiệu âm thanh tốt hơn và cho ra amplifier một âm thanh chuẩn, sạch làm cho cảm giác của người chơi sẽ thích thú hơn.
AMERICAN PROFESSIONAL II – “ THE ONE FOR ALL “, TIẾP BƯỚC SỰ HOÀN THIỆN
Năm 2017 , năm thành công của Fender khi tung ra dòng sản phẩm American Professional I đã được đông đảo người chơi đàn, nghệ sĩ tin dùng và ưa chuộng bởi những tính năng vượt trội, hỗ trợ và phục vụ được nhu cầu của người chơi, nhưng bên cạnh đó dòng American Professional I vẫn còn những hạn chế và Fender đã tiếp thu những ý kiến đến từ người chơi và Nghệ sĩ thậm chí đã hợp tác với họ để cho ra tiếp theo phiên bản cải tiến hơn của dòng Professional đó là American Professional II.
SỰ KHÁC BIỆT VÀ CẢI TIẾN
NECK
Như đã đề cập ở trên, Fender đã thay đổi dáng cần đàn của American Professional từ Modern C thành Deep C, điều này giúp cho người chơi có đôi tay rộng có thể ôm sát với cây đàn hơn nhưng với những người chơi có kích thước tay nhỏ và môt vấn đề nữa vẫn tồn tại đó là chất liệu làm nên cần đàn là chất liệu có độ dính tay cao gây khó khăn trong việc chuyển ngón, di chuyển bàn tay , gây đau nhức và cảm giác không thoải mái dành cho người chơi.
Chính vì vậy Fender đã nghiên cứu và phát triển , cải tiến cho cần đàn của American Professional II , chất liệu làm nên cần đàn được Fender lựa chọn gỗ sồi phủ thêm một lớp chống dính tự nhiên cùng một độ cong vừa phải để người chơi có thể di chuyển các ngón một cách dễ dàng, trơn tru mà không làm tổn thương cổ tay , bàn tay của người chơi đàn.
PICKUP
Pickup hay phần điện tử vẫn được Fender lựa chọn đó là V-Mod Pickup nhưng là phiên bản V-Mod 2 được thiết kế thêm vào bộ hai nam châm Shawbucker, điều này giúp cho việc bắt tín hiệu sóng của cây đàn khi đánh được nhạy hơn và khi thực hiện kĩ thuật như Hammering, sliding, Pull-ups sẽ nghe được rõ nốt nhạc hơn so với phiên bản V-Mod.
Với những cải tiến mới, Fender luôn chú trọng vào chất lượng của môt cây đàn, hình dáng, mẫu mã, âm thanh cũng như lắng nghe những tiếng nói của người tiêu dùng để cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu, khẳng định vị trí trong ngành công nghiệp tỉ đô này bên cạnh đó Fender cũng mong muốn rằng các sản phẩm được người dùng trải nghiệm một cách hoàn hảo nhất và đối tượng không bị giới hạn.