Công nghệ thay đổi nền công nghiệp sản xuất digital piano: SuperNATURAL

18/03/2021 1266

Các bạn có thể đã từng nghe về công nghệ âm thanh SuperNATURAL trên đàn piano Roland với những lời có cánh như âm thanh siêu thật, siêu tự nhiên,... nhưng có thể chưa thật sự hiểu về nó. Vậy hôm nay chúng tôi xin phép chia sẻ đôi điều về công nghệ âm thanh này để xem nó có đáng cho người dùng bỏ ra khoản tiền khá lớn để đầu tư không nhé!

Âm thanh Piano SuperNATURAL

  • Năm 1974, Roland sản xuất keyboard đầu tiên có cảm ứng phím.
  • Năm 1975, Roland sản xuất Digital Piano đầu tiên trên thế giới.
  • Năm 1983, Roland sản xuất Digital Piano đầu tiên trên thế giới có giao thức Midi.
  • Năm...
  • Đến nay, tất cả những gì chúng ta biết về Digital Piano là kết quả nghiên cứu và phát triển của Roland.
  • Hiện tại, Roland đã và đang giới thiệu 1 công nghệ mới thay đổi nền công nghiệp sản xuất Digital Piano là SuperNATURAL Sound Chip (S.S.C - Chip âm thanh siêu thực).

Vậy S.S.C là gì?

S.S.C là sự kết hợp của 88 phím đa mẫu âm. Cách đây hơn 8 năm, khi một số các hãng sản xuất khác bắt đầu ứng dụng công nghệ này thì Roland lại tiếp tục đi trước thêm một bước nữa là xin cấp bằng phát minh công nghệ âm thanh Digital Piano mới có tên gọi “V-Piano”, Roland đã mất 8 năm và bỏ ra 10 triệu USD để phát triển công nghệ này. V-Piano sử dụng thuật toán toán học để tái tạo tính vật lý của âm thanh Piano, tái tạo lại tất cả những biến đổi của tông (tone) Piano bao gồm cả âm cộng hưởng và trạng thái âm. Công nghệ V-Piano này cho người chơi cảm giác chưa từng có về trạng thái cảm xúc không thể lặp lại và sự đa dạng ở cả khoảng âm và sắc âm.

Bây giờ, một số các nhà sản xuất Digital Piano phân khúc giá thấp vẫn đang ứng dụng công nghệ cũ để sản xuất bằng cách chỉ tạo (sampling) từ 4-5 mẫu âm từ 1 chiếc Acoustic Piano, sau đó dùng máy tính để điều chỉnh âm vực cho từng nốt. Một số nhà sản xuất khác khá hơn tạo nhiều mẫu âm hơn và số rất ít đã tạo đủ 88 mẫu âm cho sản phẩm của mình, nhưng lại không thu đủ thời lượng cho mỗi âm nên cũng lại dùng máy tính để kéo dài thời lượng cho mỗi nốt, âm thanh chắc chắn không thể tự nhiên và không đủ độ vang theo đúng cái gọi là “tiếng búa nỉ gõ trên dây đàn”.

Nhưng S.S.C thì khác!

Không những tạo đủ 88 mẫu âm cho mỗi nốt tương ứng, mà còn thu - ghi đủ thời lượng của mỗi âm Piano từ lúc tiếng đàn vang lên cho đến khi ngắt hẳn.

Không những tạo đủ 88 mẫu âm riêng biệt và hoàn chỉnh, mà còn tái tạo lại được cả những thay đổi tinh vi ở các sắc âm khi chuyển từ nốt này sang nốt khác.

Không những tái tạo lại được dòng chuyển mượt mà của âm thanh Piano, mà còn cung cấp đến 16,000 (mười sáu ngàn) mức độ sắc thái khác nhau của từng nốt Piano thông qua sự kết hợp chặt chẽ với thuật toán V-Piano mới của Roland (Sampling : 16000 samples x 88 notes = 1,408,000 samples).

Tại sao S.S.C là cần thiết?

Hãy kiểm nghiệm thực tế bằng cách tìm thử 1 chiếc Acoustic Piano (Piano cơ), chọn một nốt bất kỳ và cố gắng gõ đi gõ lại nhiều lần bằng các lực mạnh nhẹ khác nhau, tốc độ khác nhau, pha thêm một chút cảm xúc khác nhau nữa càng tốt, chúng ta cảm nhận được những gì? Âm thanh có khác nhau không? Sắc thái có khác nhau không? Độ lớn nhỏ có khác nhau không? Và đặc biệt hơn là tất cả các mức độ khác nhau đó có rõ ràng và chi tiết được bao nhiêu? Nếu câu trả lời là vô số cái khác nhau và cảm nhận được sự khác biệt thì đó là 1 Digital Piano đáng tiền. Hoặc để dễ hiểu hơn nếu không có dịp trải nghiệm âm thanh Piano thực tế, hãy thử đánh giá một bức tranh có độ phân giải thấp (chuẩn SD, dưới 1080) và 1 bức tranh có độ phân giải cao (chuẩn 4K, từ 4096), chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt về màu sắc và chiều sâu bức ảnh; Mười sáu ngàn (16,000) mức độ âm sắc Piano trên mỗi nốt đàn được Roland đầu tư rất nghiêm túc và hoàn hảo, một công trình 8 năm và 10 triệu USD, chưa kể công sức và nhân lực là một khoản thừa hưởng rất đáng giá và đáng để sử dụng.

Thêm nữa, không chỉ dừng lại yếu tố “số lượng”, chất lượng lại càng được thể hiện rõ hơn khi S.S.C tái tạo được cả phần môi trường cộng hưởng và chiều sâu của Piano một cách chân thực nhất. Sẽ rất thiếu cảm xúc nếu không thể hiện được tính lãng mạn của 1 tình khúc, thiếu sự hoành tráng của 1 bản giao hưởng, hay thiếu sự ngọt ngào của 1 bản tình ca, hoặc thiếu sự đau thương của 1 khúc nhạc buồn,… đó không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào tác phẩm, phụ thuộc vào người chơi thể hiện (theo tâm trạng) mà còn phụ thuộc vào “năng lực” tiếp nhận và truyền tải của nhạc cụ. Đây gọi là sắc thái âm sắc được tạo nên từ môi trường cộng hưởng và được tái tạo lại một cách vật lý, phần này cũng được thu lại và tạo các sắc thái âm sắc từng môi trường cộng hưởng một cách chi tiết, không dùng các hiệu ứng giả lập (effect) như các hãng khác để mô phỏng mà dùng chính những mẫu âm để tái tạo. Đây có thể xem như 1 sự khác biệt để âm thanh Piano vang lên mạnh mẽ, đầy uy lực ngay cả những nốt ở quãng cao nhất. Chúng ta sẽ cảm nhận được cảm giác này khi chơi trên những cây Roland Digital Piano, cảm giác một cách chân thực và tự nhiên mà chỉ có trên các Piano của Roland có sử dụng thuật toán V-Piano.

Cuối cùng, điều ít ai để ý là ngoài cách âm thanh Piano vang lên như thế nào thì cách âm thanh Piano đó ngắt đi (im lặng, dừng lại,…) cũng phải được tính toán sao cho tự nhiên theo đúng cái cách nó phải thực hiện. Âm thanh không thể ngắt đột ngột theo kiểu “phanh gấp” trong khi mới chỉ “nhấp phanh”, và cũng không được phép kéo lê thê trong khi cái phanh đã hết mức. Nói cách khác, nếu các mẫu âm không được thu và tái tạo đầy đủ thì các biến số không trùng khớp sẽ xuất hiện dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” hoặc lực bất tòng tâm. Thuật toán V-Piano dựa trên nền tảng các mẫu âm thu thật để trả lại đúng đáp số là một bài toán cực kỳ phức tạp được Roland thực hiện một cách tỉ mỉ và chính xác không những giúp người chơi thể hiện được tinh thần của tác phẩm, mà còn thể hiện được cảm xúc muốn lồng ghép một cách tự nhiên và chân thực.

Nguồn: Anh Thái Hùng

@Tham khảo thêm: ROLAND FP-X series: Trải nghiệm piano cao cấp trong nhạc cụ nhỏ gọn

Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.