Nếu ai đã và đang có con nhỏ, bạn ắt hẳn nên tìm hiểu cụm từ giáo dục Montessori dành cho trẻ nhỏ; khi đó bạn sẽ hiểu vì sao Giáo sư, Bác sĩ Maria Montessori đã dành cả đời mình để cống hiến cho sự phát triển của trẻ em thông qua nhiều hoạt động chơi và học, và âm nhạc là một trong số đó.
Và khi tìm hiểu về âm nhạc và trẻ em, bạn sẽ tự mình tìm được lý do vì sao nhiều bậc cha mẹ sẵn sang bỏ ra một số tiền không nhỏ ngay từ đầu (cho con theo học nhạc, mua đàn piano trả góp cho bé, mua đàn organ trả góp cho bé…) ngay từ khi lứa tuổi ấu thơ.
Âm nhạc – con đường dẫn lối hạnh phúc cho trẻ thơ
Tại Việt Thương, chúng tôi cũng đã và đang phát triển song song với con đường ấy, chúng tôi mong muốn đem đến cho trẻ em Việt Nam, thế hệ mai sau của đất nước một trái tim nhạy cảm, một cuộc sống tươi vui, yêu đời, một khối óc nhạy thông qua các hoạt động âm nhạc, tinh thần, giải trí.
Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với những bậc cha mẹ, những quý phụ huynh đang có con nhỏ về chủ đề: Âm nhạc và trẻ em: Tinh hoa của khối óc
Bắt đầu từ hai tuổi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn nhạy cảm với âm nhạc, đây là thời kỳ quan trọng nhất, thẩm thấu tốt nhất mà cha mẹ nên tác động để có hiệu quả tốt nhất.
Thật ra từ khi nằm trong bụng mẹ trẻ đã ưa thích các thanh điệu, âm thanh khác nhau, khi ra đời, càng được tiếp xúc với âm thanh càng sớm, trẻ càng nhanh biết nói, hoạt ngôn và thông minh hơn.
2 tuổi là thời điểm bắt đầu nhạy cảm, lúc này khả năng mở ra để học nhạc của trẻ gần như vô hạn, nên nếu ba mẹ biết cách tác động vào thời điểm này thì về sau trẻ dễ dàng đạt được những thành tựu về văn hóa – nghệ thuật – âm thanh, trong khi đó những đứa trẻ không được tác động đúng cách sẽ rất vất vả mới đạt được.
Trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đã thích âm nhạc. Sau khi được sinh ra, trẻ có thể nghe âm thanh và phân biệt rõ âm thanh trầm hay bổng; nhưng âm thanh mà trẻ thích nhất là giọng nói của người mẹ. Âm nhạc đối với trẻ chính là giọng nói du dương trầm bổng của người mẹ.
Lứa tuổi mầm non 3 -6 tuổi là thời kỳ thính giác của trẻ em phát triển nhanh nhất. Ở độ tuổi này, trẻ em có thể nhanh chóng hấp thụ được vốn từ vựng, cũng như các giai điệu và tiết tấu âm nhạc một cách nhanh chóng tới mức đáng kinh ngạc.
Bắt đầu từ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với âm nhạc. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là tuỳ vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà phương pháp cũng như bài học cũng được áp dụng khác nhau.
Không thể nào một trẻ chỉ mới 1 tuổi mà lại cho đi học thanh nhạc. Giai đoạn đầu đầu từ khoảng 6 tháng – 3 tuổi, trẻ cần được học những âm thanh cơ bản từ cuộc sống. Từ gia đoạn 3 tuổi trở lên, trẻ có thể làm quen với các dụng cụ như đàn piano,…
Độ tuổi mầm non là độ tuổi mà bé chỉ có thể cảm thụ âm nhạc. Có nghĩa là các bé chỉ tiếp xúc với đàn bằng cách làm quen với phím đàn, đệm một vài nốt nhạc để hòa tấu hay chơi những trò chơi âm nhạc. Phương pháp dạy cho trẻ ở độ tuổi này là việc kết hợp giữa việc học và chơi với mục đích cuối cùng là cảm thụ âm nhạc. Bố mẹ có thể sử dụng phương pháp Montessori vào trong việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc của trẻ bắt đầu hình thành từ rất sớm
Cùng với âm điệu du dương của âm nhạc, trẻ từ rất sớm đã thích nghe và hát đồng dao, các ca khúc thiếu nhi. Cha mẹ cần cho trẻ nghe những trải nghiệm âm nhạc phong phú, để tiếng hát đi cùng sự trưởng thành của trẻ. Chẳng hạn như: khi hát các ca khúc thiếu nhi, cha mẹ có thể hát cùng trẻ, hoặc tất cả mọi người trong gia đình cùng hát. Các thành viên trong gia đình cùng nhau hát và thưởng thức những niềm vui, hạnh phúc mà âm nhạc mang lại. Nếu bạn thực sự không biết hát hoặc sợ hát sai nhạc, khi đó bạn có thể hát cùng với máy ghi âm hoặc đĩa nhạc. Ngoài ra, cha mẹ còn cần cùng trẻ nghe các loại nhạc như: nhạc cổ điển, nhạc hiện đại, nhạc Việt Nam, nhạc nước ngoài, để hòa cùng giai điệu của âm nhạc và cùng trẻ chơi các trò chơi liên quan đến nhịp điệu, tiết tấu và âm cao thấp, từ đó nhằm giúp trẻ có những cảm nhận về âm nhạc.
Xem thêm nhạc cụ đàn organ trả góp cho bé tại website viethuong.vn
Theo một nghiên cứu của trường Đại học California (Hoa Kỳ) cho thấy: Sau 8 tháng làm quen với âm nhạc hoặc luyện tập với đàn keyboard, chỉ số IQ và khả năng nhận biết về không gian của rất nhiều học sinh mầm non đã tăng gần 50%.
Nên cho trẻ tiếp xúc âm nhạc càng sớm càng tốt
Vì vậy ngoài việc cho trẻ tiếp xúc với giai điệu, hãy cho trẻ cơ hội làm quen với mọi loại nhạc cụ.
Việc cha mẹ giúp trẻ học các kiến thức về nhạc lý và thưởng thức âm nhạc nhằm mục đích cho trẻ tận hưởng âm nhạc, đồng thời làm phong phú và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ, giúp trẻ có cuộc sống vui vẻ hơn.
Như đã nói ở trên từ 3 tuổi trẻ đã có thể học được các nhạc cụ dạng phím như đàn organ, piano,... nhất là đàn organ.
Vì đàn organ dễ chơi, nhiều tính năng dạy học, phím sáng, lực đánh nhẹ, âm điệu đa dạng, tích hợp nhiều loại nhạc cụ khác, loa to,… kích thích trẻ khám phá, học tập.
Vì những lợi ích của âm nhạc đối với tinh thần, thể chất và sự phát triển trí óc của trẻ; sự tiện lợi của nhạc cụ, chúng tôi khuyên bạn nên cho con mình học đàn organ càng sớm càng tốt.
Từ 3 tuổi trẻ đã có khả năng học nhạc cụ phím
Bạn có thể mua các cây đàn phím sáng giá chỉ từ 3 triệu đồng trở xuống, hoặc mua những cây đàn cấp cao hơn để trẻ học lâu dài về sau mà cha mẹ cũng có thể sử dụng cùng.
Và đừng quên Việt Thương Music có chính sách mua đàn organ trả góp cho trẻ tại các showroom, website của chúng tôi để hỗ trợ bạn.
Vì sự phát triển của trẻ, vì cuộc sống tươi vui của thế hệ mai sau: Hãy để âm nhạc dẫn lối bé!
Địa điểm mua đàn organ trả góp cho bé được liệt kê tại đây!