Tìm hiểu cấu tạo micro có dây

11/04/2023 1629

Micro có dây là loại thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực biểu diễn, giải trí, thu âm, phát thanh truyền hình,… Do đó, nếu bạn chỉ lựa chọn micro có dây thông qua mắt thường thì không thể phân biệt được loại nào có công dụng và chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Chính vì vậy, bạn cần phải biết rõ về cấu tạo của micro có dây trước khi mua.

Tìm hiểu cấu tạo micro có dây

Cấu tạo chung của micro có dây

Cấu tạo bên trong

Phần bên trong của micro có dây bao gồm các thành phần cuộn dây, màng rung, nam châm. Thiết bị này hoạt động chủ yếu dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ.

Theo đó, âm thanh sẽ được truyền qua màng rung và phản hồi tại cuộn dây, tạo ra từ trường ở nam châm. Lúc này, dòng điện xoay chiều sẽ được truyền qua dây dẫn đến amply và loa để khuếch đại, sau đó tạo ra âm thanh.

Cấu tạo bên ngoài

Phần bên ngoài của micro karaoke có dây sẽ bao gồm 3 phần:

  • Phần đầu: Chức năng chính của phần đầu là bảo vệ các bộ phận bên trong, phần đầu của micro có dây thường sẽ có bộ phận lưới tròn để chụp lại bên trong
  • Phần thân: Đây là bộ phận mà người sử dụng sẽ cầm khi dùng micro, ở phía trên của phần thân sẽ có nút bật để tắt/mở micro, ngoài ra một số người dùng còn sáng tạo thêm một số chi tiết để trang trí trên phần thân của micro
  • Phần cuối: Đây là bộ phận dùng để bỏ pin cho micro không dây. Đối với micro có dây thì phần cuối sẽ nằm ở jack cắm điện.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại micro có dây với những thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, dựa theo cấu tạo thì micro có dây được phân thành 3 loại chính là micro điện động, micro điện dung và micro áp điện.

Cấu tạo chung của micro có dây

Cấu tạo của micro có dây điện động

Micro có dây điện động còn được gọi là micro dynamic. Đây là thiết bị micro được sử dụng phổ biến để ca hát, biểu diễn,… Loại micro này hoạt động theo nguyên lý sử dụng điện động của nam châm để làm thay đổi sóng điện. Đặc biệt, micro hội nghị có dây điện động còn có khả năng thu âm tốt cho một người trong khoảng cách gần và không cần sử dụng nguồn điện để hoạt động.

Micro có dây điện động có cấu tạo tương tự như loa điện động. Thiết bị bao gồm 1 màng rung và 1 cuộn dây mỏng được kẹp lại với nhau. Bên cạnh đó, bên trong thiết bị còn có vòng dây đồng được đặt trong khe từ trường của nam châm.

Khi có tín hiệu âm thanh từ bên ngoài, màng rung sẽ dễ dàng hoạt động theo sự tác động của âm thanh nhờ vào mạng nhện. Bộ phận màng rung sẽ làm cho từ trường đi qua cuộn dây thay đổi và tạo ra sức điện động âm tần tồn tại dưới dạng điện biến thiên trong hai đầu cuộn dây. Sau đó, âm thanh sẽ được mixer và power amplifier khuếch đại lên.

Điện áp âm tần trong micro điện động sẽ được lấy ở hai đầu cuộn dây trùng tần số với dao động âm thanh ở đầu vào. Bên cạnh đó, điện áp âm tần cung phải có biên độ tỷ lệ với mức thanh áp tác động tại màng micro. Xét theo cấu tạo trên, micro điện động tuy có độ nhạy không cao nhưng lại có khả năng chịu nhiệt, va chạm và áp suất âm thanh tốt. Chính vì vậy, micro có điện động được sử dụng khá phổ biến trong trống, đàn, máy ghi âm, máy tăng âm,…

Cấu tạo của micro có dây điện động

Cấu tạo của micro có dây điện dung

Micro có dây điện dung còn được gọi là micro condenser. Đây là loại micro hoạt động dựa vào nguyên lý thay đổi điện dung của tụ điện khi được sóng âm tác động vào và tạo ra âm thanh.

Micro có dây điện dung có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Hai bản cực cách nhau bởi một lớp không khí
  • 01 DC (điện áp một chiều) được đặt bên trong hai bản cực

Khi sóng âm tác động, khoảng cách ở giữa các bản cực sẽ thay đổi dựa trên sự biến thiên của wave âm thanh. Từ đó, sự thay đổi khoảng cách sẽ làm cho dòng điện một chiều đã phân cực đảo chiều lại. Cuối cùng, kết quả được tạo ra là những tín hiệu âm tần xoay chiều sẽ được đưa vào mixer để khuếch đại.

Bên cạnh đó, micro tụ điện cũng luôn cần được cung cấp một nguồn điện riêng biệt để hoạt động. Nguồn điện này được gọi là “remotepower” hoặc “phantom power”. Thông thường, nguồn điện riêng biệt sẽ có hiệu điện thế từ 9V - 48V tùy thuộc vào vị trí mixer ở cổng sau của micro.

Cấu tạo của micro có dây điện dung

Cấu tạo của micro có dây áp điện

Micro áp điện hay còn được gọi là micro piezo, tinh thể. Đây là loại mic dùng hiện tượng áp điện để thay đổi sự rung động vào tạo nên tín hiệu điện. Thông thường, micro áp điện sẽ có trở kháng lớn để có thể cho phép mic dễ dàng ghép nối với những thiết bị có đèn điện tử chân không với trở vào dao động khoảng 10 megohms.

Đồng thời, trở kháng cao ở đầu ra cũng có thể làm cho đường truyền dễ bị nhiễu và khó ghép nối với phần khuếch đại bán dẫn có trở kháng đầu vào nhỏ. Tuy nhiên, những khó khăn này hiện nay đã được giải quyết bởi thuật toán khuếch đại có trở kháng lớn ở đầu vào cũng như bố trí thêm một bộ phận khuếch đại trước khi tín hiệu được đưa vào đường truyền.

Hiện nay, micro áp điện thường được sử dụng phổ biến trong các nhạc cụ kèn, trống, đàn… hoặc thu nhận âm thanh ở môi trường hydrophone.

Cấu tạo của micro có dây áp điện

Trên đây là phân tích cấu tạo của micro có dây từ tổng quan đến cụ thể. Micro là thiết bị âm thanh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh chất lượng. Do đó, bạn hãy tham khảo bài viết thật kỹ để tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhé!

 

Chi nhánh Việt Thương Music

TP HỒ CHÍ MINH

  • Chi nhánh: 369 Điện Biên Phủ, P. 4, Q.3, TPHCM
  • Hotline: (028) 3839 6368

HÀ NỘI

  • Chi nhánh: 46 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội 
  • Hotline: 024.7300.3333

ĐÀ NẴNG

  • Chi nhánh: 344 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hotline: (023) 6365 4227
Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.