Hiện nay, hệ thống loa âm trần được sử dụng vô vùng rộng rãi, không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng với chất lượng âm thanh hay mà còn đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Nhưng cách đấu loa âm trần đạt chuẩn như thế nào? Việt Thương sẽ hướng dẫn bạn cách đấu loa âm trần ngay sau đây.
Hệ thống loa âm trần muốn hoạt động cần có sự kết nối giữa các loa âm trần với nhau và từ loa về amply. Vì thế chúng ta phải đấu loa âm trần với nhau thì hệ thống mới hoạt động. Không những thế, khi bạn không biết cách đấu loa âm trần thì có thể gây hư hỏng thiết bị, như vậy vừa nguy hiểm mà vừa tốn kém chi phí sửa chữa. Đấu dây loa âm trần sai cách còn khiến loa không thể phát ra âm thanh.
Các thiết bị âm thanh cần phải đấu nối đúng thì mới hoạt động hiệu quả, đấu nối sai có thể gây hỏng hóc. Đấu loa âm trần cũng vậy.
Một số nguyên tắc quan trọng khi đấu loa âm trần:
Chỉ cần nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản này, dù mới lần đầu tự đấu nối, bạn vẫn có thể thực hiện dễ dàng và thành công.
Khi đấu loa âm trần, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
Chúng ta đều biết rằng: khi muốn sử dụng nhiều loa cùng một lúc thì chúng ta cần đấu nối chúng với nhau. Nhưng đấu loa âm trần như thế nào mới đúng, an toàn và phù hợp với ý định thiết kế?
Sau đây, Việt Thương sẽ giải thích rõ từng cách đấu loa âm trần trong từng trường hợp khác nhau.
Cách đấu loa âm trần song song áp dụng cho những loa hoặc bộ loa âm trần sử dụng tách biệt nhau hoặc phân vùng sử dụng. Khi đấu loa âm trần song song, nếu loa thứ nhất bị hư cũng sẽ không ảnh hưởng đến loa thứ hai, loa thứ ba.
Trở kháng của toàn bộ hệ thống loa âm trần sẽ được tính theo công thức: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn
Phương thức đấu loa âm trần song song: Đấu cực dương với cực dương và đấu cực âm với cực âm. Hiểu đơn giản là tất cả các loa đều được nhận cực dương từ một đường và cực âm từ một đường.
Ưu điểm của cách đấu loa âm trần song song:
Nhược điểm của cách đấu loa âm trần song song:
Dựa trên hình: Bạn hãy nhìn kỹ vào màu của dây nối của loa. Bạn hãy nối cực âm (–) của các loa với cùng 1 bên pha của dây (ví dụ dây màu đỏ của dây nối). Cực dương (+) của các loa với một bên khác (ví dụ dây màu xanh dương). Tuyệt đối không nối nhầm vì có thể làm cho loa bị nhầm đó không hoạt động hoặc hư hỏng. Bạn hãy nhớ bên dây nào nối với cực dương của tất cả các loa và bên dây nào nối với cực âm của các loa để khi nối vào amply bạn cũng nối đúng các cực tương ứng như vậy là hệ thống có thể hoạt động.
Cách đấu loa âm trần nối tiếp là cách đấu khi chúng ta muốn bật đồng thời cả hệ thống cùng một lúc. Phương pháp đấu như thế này có thể áp dụng trong một khi vực không gian nhỏ.
Trở kháng của toàn bộ hệ thống loa âm trần sẽ được tính theo công thức: Z = Z1 + Z2 +…+ Zn
Phương thức đấu loa âm trần nối tiếp: Đấu cực âm (–) của loa này với cực dương (+) của loa kia.
Ưu điểm của cách đấu loa âm trần nối tiếp:
Nhược điểm của cách đấu loa âm trần nối tiếp:
Dựa trên hình: Bạn chỉ cần nối cực âm (–) của loa và cực dương (+) của loa với cùng 1 dây (ví dụ dây màu xanh), cho đến cái cuối cùng thì đấu như chiếc loa bên trái, vậy là xong, không cần lưu ý nhiều như cách đấu song song.
Những trên thực tế, các công trình đa số đều dùng cách đấu loa âm trần song song, vì vừa tiết kiệm điện năng, dễ phát hiện, thay thế khi có hư hỏng mà không bị ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.
Trên đây là cách đấu loa âm trần đạt chuẩn mà Việt Thương chia sẻ đến các bạn. Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với Việt Thương để được tư vấn chi tiết nhé.
Chi nhánh Việt Thương Music
TP HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
ĐÀ NẴNG