Tác dụng của crossover trong âm thanh

12/01/2023 3235

Crossover (hay bộ phân tần) là thành phần quan trọng của những dàn âm thanh chuyên nghiệp. Tuy nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của crossover trong âm thanh. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

Tác dụng của crossover trong âm thanh

Thông thường, các hệ thống âm thanh từ dàn nhạc sống giá rẻ đến các dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp luôn được trải dài đủ các tần số từ thấp đến cao: 40Hz - 20kHz, đây thường được gọi là phổ âm hay dải tần. Nhưng hầu hết các loa, kể cả loa full đều không có khả năng bao phủ toàn bộ dải tần. Chính vì vậy, chúng ta thường thấy các hệ thống âm thanh lớn sử dụng kết hợp nhiều loại loa khác nhau, mỗi nhóm loa đánh riêng biệt 1 dải tần số khác nhau và crossover đóng vai trò phân chia tín hiệu các dải tần từ thấp đến cao riêng biệt cho từng nhóm loa. Crossover thường được đặt sau mixer và trước các thiết bị khuếch đại âm thanh như amply.

Về cơ bản, crossover là thiết bị xử lý tín hiệu tự động, cắt tần số điện tử, phân chia tín hiệu âm thanh thấp và cao vào băng tần riêng biệt cho từng nhóm loa một cách tối ưu. Crossover mang lại khả năng xử lý tín hiệu chuyên nghiệp hơn cho dàn âm thanh của bạn.

Chức năng của crossover

Sau khi đã biết crossover là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của crossover thông qua phân tích cụ thể các thành phần.

Mặt sau của crossover

Các thành phần ở mặt sau của crossover bao gồm:

  • Input: Để tín hiệu từ mixer hay EQ chuyển đến
  • Low unbal: Dùng để xuất tín hiệu tần số thấp cho loa sub ra amply dùng dây hiệu unbalance (tức là dây chỉ có 2 ruột thôi)
  • Low bal: Dùng để xuất tín hiệu tần số thấp cho loa sub ra amply dùng dây tín hiệu balance (tức là dây có 3 ruột)
  • High unbal: Dùng để xuất tín hiệu tần số trung và cao cho loa full-range ra amply dùng dây tín hiệu unbalance (tức là dây chỉ có 2 ruột thôi)
  • High bal: Dùng để xuất tín hiệu tần số trung và cao cho loa full-range ra amply dùng dây tín hiệu balance (tức là dây có 3 ruột)

Mặt trước của crossover

Các thành phần ở mặt trước của crossover bao gồm:

  • Gain: Chỉnh âm lượng đầu vào của tín hiệu từ mixer hay EQ, nút này chỉnh tín hiệu vào đường input
  • Low: Chỉnh âm lượng của tín hiệu ra amply cho loa sub
  • High: Chỉnh âm lượng của tín hiệu ra amply cho loa full-range
  • Low/High: Chỉnh điểm chia tần số giữa tần số cao (ra loa full) và tần số thấp (ra loa sub), tùy từng loại nhạc, cũng như chất lượng của thiết bị, điểm chia này có thể từ 80Hz - 250Hz

Chức năng của crossover

Nguyên tắc phân tách kênh của crossover 

Trước khi tìm hiểu nguyên tắc phân tách kênh của crossover để phân tách kênh, chúng ta cần chú ý những thuật ngữ sau:

  • Crossover frequency (tần số cắt): Là ranh giới giữa chế độ tần số được thiết lập cho loa trầm với chế độ tần số được thiết lập cho loa trung, hoặc tương tự như vậy, giữa loa trung và loa tép
  • Crossover point (điểm cắt tần số): Là điểm khống chế khoảng hoạt động của loa siêu trầm, trên điểm đó là khoảng hoạt động của loa front, rear và center

Trong hệ thống loa vệ tinh với các loa bass đường kính từ 3 - 4 inch (7,5 - 10 cm), ta có thể thiết lập mức cắt tần số trong khoảng 100 - 120Hz. Đối với loa bookself, mức này là từ 60 - 100Hz. Đối với loa cột có bass lớn hoặc nhiều loa bass, bạn có thể thiết lập bất kỳ mức nào trong khoảng từ 40 - 80Hz. Đó là về lý thuyết, còn trên thực tế, bạn nên thiết lập mức cắt đồng loạt 80Hz và đặt cỡ loa “Small” đối với tất cả các loa.

Những hệ thống âm thanh cỡ lớn có thùng loa subwoofer riêng biệt có thể chia thành nhiều dải tần, trong đó các loa bass có thể đảm nhiệm dải tần từ 120Hz trở xuống. Điều này giúp cho các củ loa hoạt động đúng với phạm vi dải tần thiết kế. 

Trong hệ thống loa 2 đường tiếng, dải tần được chia thành 2 phần: phần tần số cao sẽ đi vào củ loa treble và phần tần số thấp đi vào củ loa mid/bass.

Trong hệ thống 3 đường tiếng, hệ thống cũng có 2 củ loa bass và treble như hệ thống 2 đường tiếng nhưng sẽ có thêm một củ loa phụ trách riêng cho phần mid và lúc này, bộ phân tần sẽ chia tín hiệu ra thành 3 dải tần riêng biệt khác nhau.

Phân tần không chỉ cải thiện chất lượng âm thanh của bộ dàn âm thanh, còn có tác dụng bảo vệ củ loa treble khỏi các tần số thấp đi vào. Các củ loa mid và bass hầu như không bị hư hại do tác động của tín hiệu âm thanh tần số cao, tuy nhiên chất lượng tái tạo âm thanh tổng thể thì bị ảnh hưởng rõ rệt vì lúc này củ loa hoạt động với dải âm tần không đúng với thiết kế, chế tạo ban đầu.

Tác dụng của crossover trong âm thanh

Trên đây là những chia sẻ về tác dụng của crossover trong âm thanh mà Việt Thương cung cấp cho các bạn. Nếu vẫn còn nhiều vấn đề chưa hiểu rõ, xin vui lòng liên hệ với Việt Thương để được giải đáp nhanh chóng nhé.

 

Chi nhánh Việt Thương Music

TP HỒ CHÍ MINH

  • Chi nhánh: 369 Điện Biên Phủ, P. 4, Q.3, TPHCM
  • Hotline: (028) 3839 6368

HÀ NỘI

  • Chi nhánh: 46 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội 
  • Hotline: 024.7300.3333

ĐÀ NẴNG

  • Chi nhánh: 344 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hotline: (023) 6365 4227
Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.