Với người chơi guitar như tôi đã từng chơi qua guitar Acoustic lẫn guitar điện, ngoài những câu hỏi như: Cách chơi guitar điện có giống như guitar Acoustic hay không? Nguyên lý hoạt động của guitar điện có giống như guitar Acoustic hay không? Tại sao người chơi guitar điện chúng ta hay thấy có một bảng sắt trên đó cắm rất nhiều cục effects và kết nối lẫn nhau sau đó kết nối qua loa rồi lại out ra một tấm bảng khác và lại đi vào loa, từ đó cho ra âm thanh đặc trưng của guitar điện? Ngày hôm nay, tôi sẽ giải thích sơ đồ, nguyên lý cơ bản của Guitar Điện, Effects Amplifier và công dụng của cổng send và return.
SƠ ĐỒ SẮP XẾP
Như chúng ta đã thấy trong hình 1 dưới đây, đây là sơ đồ sắp xếp cơ bản của guitar điện, effects và amplifier. Tôi lấy một trong rất nhiều ví dụ về một hệ thống effect, pedalboard tuỳ theo nhu cầu sử dụng của người chơi và tôi xin được chia thành 2 đường chính:
Hình 1: Sơ đồ hoạt động của guitar điện, effects và Amplifier
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Trước giờ, chúng ta chỉ thường nghe nói nguyên tắc của những người chơi guitar thường hay nói những cục như Overdrive, Distortion thường phải sắp xếp trước amplifier rồi đến những cục như Chorus, Delay ở phía sau, tôi sẽ giải thích như thế này: Những cục như Chorus, Delay, Reverb thuộc những thiết bị tạo không gian nên buộc phải xếp đằng sau amplifier, bạn sẽ không muốn âm thanh cây đàn của mình đã vang mà lại bị khuếch đại dẫn đến trường hợp tiếng guitar của bạn bị nhoè tiếng chính vì thế những thiết bị tạo nên không gian phải được xếp sau để tránh trường hợp như trên.
Hình 2: Biểu đồ sóng của Clean và Overdrive
CỔNG SEND VÀ RETURN
Chúng ta thường thấy trên các Amplifier và Cabinet có hai cổng Send và Return, công dụng của chúng là gì? Khi âm thanh của cây guitar qua bước xử lý của những thiết bị tác động đến âm thanh như Distortion, Overdrive thì được gửi đến Amplifier qua đường input và sau khi được gửi tín hiệu vào thì Amplifier sẽ xử lý âm thanh đó qua thiết bị tạo không gian âm thanh như Chorus, Delay, Reverb qua cổng Send (Gửi Đi) và sau khi xử lý không gian, âm thanh sẽ được trả lại Amplifier để phát ra cabinet theo đường Return (Trả Lại).
Như vậy, có thể xem Send/Return là một trạm trung chuyển của âm thanh để xử lý tác động và không gian trước khi đến tai người chơi và người nghe. Vì thế cổng Send/Return luôn nằm giữa Amplifier và Cabinet.
Thứ tự sắp xếp được quy định như sau: Distortion/Overdrive -> Preamp -> Cabinet để cho ra âm thanh chất lượng nhất.
Trên đây là sơ đồ nguyên lý cơ bản và thứ tự sắp xếp của các thiết bị effects và công dụng của cổng Send vả Return, hi vọng rằng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích để giải đáp câu hỏi những thiết bị Effects có tác dụng gì, vị trí sắp xếp và cổng Send/Return có vai trò như thế nào.