MIDI keyboard controller đã trở thành một dung cụ quan trọng trong quá trình sản xuất nhạc cho nhạc sĩ và nhà sản xuất ngày nay do xu hướng sử dụng các nhạc cụ ảo từ sân khấu đến phòng thu. Hướng dẫn mua MIDI Controller này bao gồm những mẹo giúp bạn chọn một controller phù hợp với nhu cầu của mình.
Ngày nay, nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp, nhà soạn nhạc qua máy tính xách tay, nhạc sĩ phòng thu, nhà thiết kế âm thanh và nhiều nghệ sĩ khác đều có thể hưởng lợi từ tính linh hoạt mà một keyboard controller mang lại.
Chính xác thì, keyboard controller là một thiết bị với phím dạng synth-style hay piano, bao gồm một loạt các núm, nút bấm và nút gạt. Tất cả chúng truyển dữ liệu MIDI đến các phương tiện bên ngoài (synthesizers), phần mềm máy tính, hoặc thiết bị xử lí âm thanh. Phần lớn các keyboard controllers đều không có khả năng tự tạo ra âm thanh, những hầu hết những phần mềm/thiết bị giả lập nhạc cụ (keyboard của bạn) sẽ đoc và điều khiển âm thanh và thông số của các thiết bị khác.
Lợi ích nổi bật nhất của một keyboard controller là tính linh hoạt và gọn nhẹ. Chúng cho phép bạn điều khiển hầu như mọi phần mềm, thiết bị âm nhạc hiện đại mà đôi khi còn nhỏ gọn đến mức có thể bỏ vừa vào túi đựng laptop.
Sản phẩm tiêu biểu: Controller A- 500PRO - Model 49 của Roland
Ngoài các phím dạng piano có thể thấy ở các keyboard controllers, chúng ta còn có một chuỗi các núm vặn, nút gạt, và nút bấm ở phía trên bảng điều khiển. Chúng có nhiệm vụ truyền dữ liệu MIDI và có thể giúp bạn điều khiển tốt hơn phần mềm hoặc bất kì phương tiện nào đã kết nối với controller của mình. Ví dụ: bạn kết nối controller với máy tính, cùng sự hỗ trợ của một software synth ưa thích. Các loạt nút bấm này giúp bạn điều khiển tại chỗ, ngay lập tức việc chỉnh sửa synth’s filter cutoff, độ vang, âm lượng, và nhiều thứ khác nữa. Điều này giúp tao cảm giác “chính xác và chân thực” hơn so với dùng chuột máy tính. Một số controllers nay còn được bổ sung công nghệ automapping thiết lập các nút trên để tương thích với từng phần mềm cụ thể của người dùng.
Đây là một trong những ý tưởng sơ khai của MIDI: điều khiển nhiều thiết bị từ một keyboard chung. Trên sân khấu, bạn có thể kết nếu controller của mình với máy tính xách tay – hoặc một loạt các thiết bị synth và bộ xử lí hiệu ứng – sử dụng chế độ để kết hợp hoặc tác các thiết bị chỉ bằng cách nhấn nút. Nếu bạn là DJ, chắc chắn bạn sẽ rất thích sự gọn nhẹ của controller 25-phím, trong khi vẫn có thể sử dụng các núm vặn để điều chỉnh bộ loc hoặc bộ xử lí vòng nằm trên máy tính.
Controllers thường có các loại 25, 49, 61 hoặc 88 phím, và có chiều dài dao động từ dưới 20” đến 50”. Chúng ta còn có thể thấy các loại 32, 37, 73 và 76 phím.
Một tiêu chí quan trọng của mọi keyboard controller chính là action của keyboard – cách các phím phản ứng khi chơi. Bạn, người chơi, cần phải cảm thấy thoải mái khi sử dung controller, dù là biểu diễn trên sân khấu, viết nhạc hay thu âm. Đừng đánh giá thấp tác động của một keyboard không-được-lý-tưởng đối với khả năng sáng tạo và năng suất làm việc của bạn!
Bạn có thể chọn 1 trong 3 loại action.
Nhiều controllers có keyboard 88 –notes mô phỏng action của một keyboard piano thông thường. Điều này khá khó vì controller không hề có dây hay búa gõ. Nhà sản xuất đã ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để thêm độ năng và độ bật, mô phỏng action của piano. Những nhà sản xuất khác lại thêm búa gõ để tạo cảm giác giống piano thật hơn. Nếu nhạc cụ chính của bạn là piano, hoặc bạn sáng tác nhiều bản nhạc dựa trên tiếng piano, cảm giác chân thực của một keyboard dùng công nghệ weighted hammer-action là lý tưởng cho bạn.
Tương tự như weighted action, nhưng độ nặng và độ bật của phím nhỏ hơn, vì thế semi-weighted actions thường phổ biến hơn. Nếu bạn không cần phản hồi tương tự như piano thật và cũng không quan tâm đến spring-loaded synth actions (phía dưới), hãy thử dùng keyboard semi-weighted.
Keyboard synth-action, mặt khác, gần giống như đàn organ. Các phím gắn lò xo rất nhẹ và linh hoạt. Chúng cũng thường bật trở lại vị trí ban đầu nhanh hơn. Đây có thể là một trong những lợi thế quan trọng khi bạn chơi những đoạn nhạc rất nhanh như phần dẫn hoặc hợp âm rải. Phím synth-action là lựa chọn hoàn hảo cho những nghệ sĩ vốn không chuyên về piano, ví dụ như nghệ sĩ guitar muốn thêm chức năng MIDI đó vào cài đặt của mình. Nếu bạn cần một controller ultra-compact có thể dễ dàng để vào ba lô, đã có một số nhà sản xuất cho ra dòng controller với phim synth-action mini.
Khi quan sát kĩ keyboardist chuyên nghiệp chơi một đoạn synth lead line kết thúc bằng chút vibrato hấp dẫn, bạn sẽ thấy một ngón tay của họ nhấn sâu hơn vào phím, tạo ra thêm áp lực lên phím cho cảm giác aftertouch. Aftertouch là một phương pháp tiện lợi, dễ dàng để thêm điểm nhấn cho bài nhạc. Cách khác là tận dụng tay trái để chơi pitch wheel hoặc cần gạt của controller. Thường có ở các controllers cao cấp, aftertouch là một trong những tính năng bạn không biết mình cần cho đến khi thử sử dụng nó.
Aftertouch gồm 2 loại, monophonic (channel aftertouch) và polyphonic. Channel aftertouch thường có một “đường ray” có thể tác động từ bất kì phím nào, và nó gửi một MIDI value trung bình cho mọi phím đang được nhấn. Polyphonic aftertouch cho phép bạn điều chỉnh thông số cho từng phím một cách độc lập, dựa vào lực ép lên phím khi đã nhấn phím. Vì việc thiết kế và sản xuất rất đắt đỏ, tạo ra nhiều thông tin MIDI,và đòi hỏi sự khéo léo nhất định từ phía người chơi mới có thể tận dụng triệt để những tính năng của nó, polyphonic aftertouch chỉ có ở một số ít keyboard.
Trong khi tất cả các controller keyboards hiện tại truyền MIDI thông qua USB, ở những thiết lập phức tạp hơn, có 2 loại cổng giúp bạn làm mọi thứ dễ dàng hơn. Các cổng 5-pin MIDI DIN trên controller cho phép bạn kết nối với các công cụ ngoài như hardware synths, thậm chí cổng ra CV và Gate còn cho phép bạn chơi ở chế độ modulate vintage (non-MIDI) synth gear.
Hầu như mọi keyboard controllers được trang bị một cổng kết nối pedal (dạng switch), nhưng những mẫu cơ bản thường không hỗ trợ bộ phận này cho continuous control pedal. Có một pedal tạo tiếng ngân trong bộ thiết bị sẽ giúp màn biểu diễn của bạn trở nên truyền cảm hơn rất nhiều, cho phép bạn điều chỉnh bất kì thông số nào ngay lập tức mà bạn thậm chí không cần nhấc tay ra khỏi phím! Những keyboard controllers cao cấp thường cho bạn gán một số MIDI CC (continuous controller) vào cổng kết nối pedal, trong khi những cổng kết nối của các controllers giá trung bình được cài đắt sẵn để gửi CC 7 (âm lượng) hoặc CC1 (độ ngân). Vì thế, nếu keyboard của bạn có một cổng vào pedal âm lượng CC cố định và bạn muốn chuyển sang một bộ lọc sử dụng CC 11, bạn sẽ phải cài đặt lại mặc định của thông số đó trong phần mềm của bạn (một việc đơn giản nếu phần mềm của bạn có chế độ “MIDI learn”.
Vài keyboardists không gặp khó khăn gì khi gõ các phím cơ bản. Những người khác lại cảm thấy khó chịu, họ thích cảm giác mềm mại của pad cảm-ứng-tốc-độ. Rất nhiều keyboard controllers hiện nay có 8 hay nhiều hơn 8 pads, bạn có thể sử dụng để chơi trống và trigger lốp. Một vài pads còn cảm hận được aftertouch. Một tập hợp các pads (cùng với núm, cần gạt, nút bấm và màn hình LCD) chiếm diện tích khá lớn trên keyboard cuar bạn, khiến controller lớn hơn (và năng hơn), cho nên bạn nên rút thước cuộn ra và đo đạc không gian làm việc của mình trước khi đưa ra quyết định.
Bạn cần tìm điều gì…
Hiện nay, tại Việt Nam Midi Controller được dùng làm thiết bị phòng thu nổi tiếng nhất là 2 thương hiệu M-Audio và Roland.
Một số Model bạn có thể tham khảo:
Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên lạc với chúng tôi qua:
Hotline: (028) 71088 333 - Email: info@vietthuong.com.vn
Xem thêm các sản phẩm phòng thu khác: