Compressor là gì? Hướng dẫn sử dụng compressor

05/12/2022 4162

Compressor là thiết bị quan trọng trong dàn âm thanh, nhưng còn ít người biết đến. Vậy compressor là gì? Có vai trò như thế nào? Việt Thương sẽ giải đáp và hướng dẫn sử dụng compressor ngay sau đây.

Compressor là gì?

Muốn tìm hiểu compressor là gì, trước tiên bạn phải biết về hiệu ứng compression. Compression là một hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh, giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và các tín hiệu âm thanh nhỏ nhất, nhờ đó âm thanh loa phát ra sẽ đều đặn và mượt mà hơn rất nhiều, tức là khi có các tín hiệu âm thanh đầu vào như một giọng hát (vocal), một loại nhạc cụ (keyboard, guitar,...) thì chắc chắn âm thanh sẽ có lúc to, lúc nhỏ tùy theo mỗi giai đoạn của bản nhạc, hiệu ứng compression này sẽ giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh, cho bản nhạc nghe được hài hòa hơn. Compressor là thiết bị đóng vai trò xử lý hiệu ứng compression này.

Compressor tức bộ nén âm thanh, đây là thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh tự động, mang lại sự cân bằng về âm lượng và làm âm thanh nghe được mềm mại và gọn gàng hơn, giúp người dùng chưa biết nhiều về kỹ thuật âm thanh có thể dễ dàng tuỳ chỉnh, sử dụng hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí. Nói dễ hiểu hơn, compressor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh "được phép" phát ra từ bộ dàn của bạn, nhờ vậy mà âm thanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không quá to và không quá nhỏ. Ngoài ra trong một số trường hợp khác, compressor cũng có thể giúp giọng hát trở nên hay hơn, có sức sống hơn, thay đổi chất âm cho bản mix trở nên hay hơn.

Compressor là gì?

Hướng dẫn sử dụng compressor

Với khá nhiều nút điều chỉnh trên bề mặt, compressor có lẽ sẽ khiến những người chưa biết gì phải "lo sợ" vì không biết làm sao để điều chỉnh được hết các nút này. Tùy loại compressor mà số lượng nút điều chỉnh có thể nhiều hoặc ít. Dưới đây sẽ là những cần điều chỉnh thông dụng nhất của compressor, đủ để bạn có thể chỉnh đầy đủ, cơ bản với bất kỳ loại compressor nào.

Chức năng threshold

Compressor là loại thiết bị xử lý tín hiệu tự động, chức năng threshold thể hiện chính xác vai trò này của compressor, cho phép bạn đưa ra một ngưỡng tín hiệu âm thanh cụ thể, bất cứ tín hiệu đầu vào nào vượt quá ngưỡng này, compressor sẽ đưa tín hiệu về mức cho phép. Còn với các tín hiệu có mức âm lượng thấp hơn ngưỡng này sẽ đi qua compressor một cách bình thường.

Đây chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của compressor, đôi khi bạn sẽ bắt gặp những loại compressor chỉ có 2 chức năng thì threshold là 1 trong 2 chức năng này. Khi bạn để cần chỉnh ở mức 0dB, nghĩa là chúng ta không tác động, không nén gì cho tín hiệu âm thanh.

Compression ratio

Nếu như threshlod quy định ngưỡng âm lượng được phép chạy vào dàn âm thanh của bạn thì compression ratio (tỷ lệ nén) sẽ đưa ra mức độ can thiệp của compressor lên phần tín hiệu âm thanh vượt quá ngưỡng cho phép mà bạn đưa ra. Thông số này thường được ký hiệu theo dạng tỷ lệ X:1 (1:1, 2:1, 3:1, 4:1,…). Khi đó tỷ lệ âm thanh bị nén lại sẽ là 1/X.

Giả sử như bạn cài đặt threshold cho compressor ở mức 4dB và điều chỉnh compression ratio ở mức 4:1, nếu tín hiệu đầu vào là 8dB, vượt quá so với quy định là 4dB, khi đó compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu lại tương đương 4x1/4=1dB. Sau khi compressor xử lý xong, tín hiệu đầu vào ban đầu của bạn từ 8dB sẽ chỉ còn 5dB. Và theo cách tính ở trên, nếu bạn để tỷ lệ này ở mức 1:1 nghĩa là bạn sẽ không cho phép compressor tác động vào cường độ âm thanh, khi đó tín hiệu sẽ đi qua mà không cần compressor xử lý. Bạn có thể tham khảo một số tỷ lệ nén như: 2:1 được xem là nhẹ nhàng, từ 3:1 đến 4:1 là vừa phải và từ 5:1 đến 8:1 là tỷ lệ nén mạnh. Khi bạn tăng lên mức từ 10:1 cho đến dương vô cực, compressor sẽ trở thành một limiter, không cho phép tín hiệu vượt ngưỡng threshold đi qua.

Chức năng attack

Thông số này cho biết khoảng thời gian compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng bình thường thành dạng nén hoàn toàn sau khi tín hiệu vượt quá ngưỡng threshold. Khi sử dụng compressor, bạn để ý tín hiệu sẽ không giảm đột ngột xuống ngưỡng quy định mà sẽ giảm từ từ cho tới khi bị nén hoàn toàn về mức quy định, điều đó làm cho quá trình này diễn ra một cách tự nhiên hơn.

Chức năng release

Đây là công đoạn diễn ra sau attack, đó là khoảng thời gian mà sau khi âm thanh bị nén sẽ trở lại trạng thái bình thường. Trong thực tế người ta thường điều chỉnh release chậm hơn attack từ 50ms cho đến 4 giây tùy theo mức độ. Khi release thiết lập quá dài thì sẽ dẫn đến âm lượng của âm thanh không ổn định và mang đến cảm giác to nhỏ thất thường vì note nhạc này đang kích hoạt nhưng trong khi đó note nhạc tiếp theo cũng sẽ bắt đầu bị nén và sự nén ở note này không giống như note trước. Đây là hiệu ứng pumping. Tương tự với pumping nhưng xảy ra với các tần số cao thì sẽ tạo ra hiệu ứng breathing.

Chức năng knee

Hiểu đơn giản, knee có tác dụng điều chỉnh độ mượt mà và tự nhiên của âm thanh khi chuyển đổi từ trạng thái bình thường sang bị nén. Knee có 3 dạng đó là soft knee, medium knee và hard knee, tượng trưng cho mức độ tăng dần về cảm giác nhẹ nhàng và nhanh dần thời gian chuyển đổi tín hiệu.

Chức năng make-up gain

Make-up gain hay còn gọi là output gain là công cụ cho bạn điều chỉnh lại cường độ âm thanh sau khi đi qua compressor, giúp bạn bù trừ được lượng cường độ âm thanh bị compressor đã bị lấy đi khi bị nén.

Hướng dẫn sử dụng compressor

Trên đây là giải đáp của Việt Thương cho câu hỏi compressor là gì cũng như hướng dẫn sử dụng compressor. Mong rằng bạn đã có những hiểu biết nhất định khi sử dụng thiết bị này.

 

Chi nhánh Việt Thương Music

TP HỒ CHÍ MINH

  • Chi nhánh: 369 Điện Biên Phủ, P. 4, Q.3, TPHCM
  • Hotline: (028) 3839 6368

HÀ NỘI

  • Chi nhánh: 46 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội 
  • Hotline: 024.7300.3333

ĐÀ NẴNG

  • Chi nhánh: 344 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hotline: (023) 6365 4227
Bình luận

Bình luận
LIÊN HỆ
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đúng giải pháp cho đam mê của bạn.
ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL CẬP NHẬT
Để lại email để nhận thông tin mới nhất.
Tôi đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình.