Với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay, amply được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống, từ dàn âm thanh karaoke gia đình, những dàn âm thanh nhỏ tới những dàn âm thanh chuyên nghiệp biểu diễn sân khấu lớn. Và chắc hẳn rằng không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng. Vì vậy bài viết này sẽ tổng hợp một vài lưu ý và cách sử dụng amply cho mọi người cùng tham khảo.
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về amply
Amply là gì? Amply hay amplifier là một thiết bị âm thanh được dùng để khuếch đại tín hiệu điện và những tín hiệu âm thanh phát ra. Khi bạn đưa tín hiệu ban đầu vào ampli nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa hay tai nghe.
Cách sử dụng amply hiệu quả và đúng cách
Nguyên tắc “mở sau cùng, tắt đầu tiên”
Nói dễ hiểu thì amply sẽ là bộ phận được mở sau cùng khi cần dùng tới và khi ngưng không sử dụng nữa thì sẽ được tắt đầu tiên. Khi amply đã được mở lên thì nó đã sẵn sàng khuếch đại mọi tín hiệu mà nó nhận được. Nếu bạn mở amply trước, nó sẽ khuếch đại các tín hiệu khi tắt/mở CD, loa, micro và các thiết bị khác. Điều này làm giảm chất lượng âm thanh của loa theo từng ngày. Đây cần được coi là nguyên tắc bất di bất dịch trong sử dụng các dàn âm thanh.
Hướng dẫn về các núm điều chỉnh khi sử dụng amply
1. Kênh micro:
- Mic: lỗ cắm mic.
- Gain: nhấn/nhả ra ứng với giảm độ lớn của tín hiệu/để tín hiệu micro bình thường.
- Vol: âm lượng của micro.
- Bal: sự cân bằng giữa kênh trái và kênh phải.
- Echo: độ lớn nhỏ của tiếng vang.
- Lo: âm trầm của micro.
- Mid: âm trung của micro.
- Hi: âm cao của micro.
2. Điều chỉnh Echo:
- Select: chọn âm thanh được phát ra Mono hoặc Stereo.
- Vol: âm lượng cho tiếng vang.
- Lo: âm trầm (bass) của tiếng vang.
- Hi: âm cao (treble) của tiếng vang.
- Rpt: sự lặp lại của tiếng ca.
- Dly: tốc độ âm thanh ra.
3. Kênh nhạc:
- Mode: chọn nguồn phát.
- 3S: chế độ âm thanh vòng 3D.
- Vol: âm lượng nhạc nền.
- Lo: âm thanh trầm của nhạc nền.
- Mid: âm trung của nhạc nền.
- Hi: âm cao của nhac nền.
- Bal: Cân bằng âm lượng cho 2 kênh ngõ ra.
4. Master (âm lượng chính): điều chỉnh toàn bộ hệ thống
- Vol: âm lượng lớn nhỏ.
- Lo: âm thanh trầm.
- Mid: điều chỉnh lời ca.
- Hi: âm thanh cao (treble).
- VFD: hiển thị đèn theo mức độ phát ra âm thanh.
- Equalizer Reset: giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm,…
- Kênh A-B: Nút chọn ngắt hoặc mở đường tiếng A, B hoặc cả A-B.
- Power: tắt/mở amply.
Cách chỉnh amply đúng tiêu chuẩn
- Volume tổng (Master) chỉnh ở mức 4-5.
- Volume Micro chỉnh ở mức 5-6. Nếu mic hay bị hú tiếng thì nên giảm về 4.
- Độ vang (Echo) chỉnh ở mức 4 với giọng bình thường. Nếu giọng yếu thì nên để ở mức 5.
- Độ nhại (delay) của mic thì chỉnh mức 2.
- Cân loa (balance) chỉnh ở mức thứ 5, có thể tăng thêm cho kênh R vì thông thường tín hiệu ở kênh R mạnh hơn kênh L.
Một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng amply
- Khi kết nối amply với loa, bạn phải chú ý các đầu tiếp xúc tốt, tránh di chuyển làm cho âm thanh kém chất lượng cũng như gây ra các tiếng khó chịu.
- Đấu đúng đầu của amply với loa để mang lại âm thanh tốt nhất.
- Không để các máy chồng đè lên nhau, nên để cách nhau từ 5-10cm. Để gần nhau làm amply không tỏa được nhiệt, làm xuyên nhiễu từ trường, chất lượng âm thanh sẽ giảm đi rất nhiều.
Lưu ý: Khi đấu nối các thiết bị thì amply phải ở trong tình trạng tắt.
Hy vọng với một vài chia sẻ của chúng tôi trên đây sẽ giúp các bạn kỹ thuật viên mới phần nào nắm được cách sử dụng amply hiệu quả để hệ thống âm thanh của bạn có thể hoạt động tối ưu.
Chi nhánh Việt Thương Music
TP HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
- Chi nhánh: 46 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 024.7300.3333
ĐÀ NẴNG
- Chi nhánh: 344 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Hotline: (023) 6365 4227
Gọi tư vấn ngay! : 1800 6715